Một góc nhìn cho vấn đề nuôi cá nước lạnh
Du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay, nghề nuôi cá nước lạnh đã mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng theo đó có không ít hệ lụy đó là nguồn giống chưa ổn định, nguy cơ ô nhiễm môi trường, điều kiện nuôi chưa đầy đủ.
Theo nhiều chuyên gia, để nghề nuôi cá nước lạnh phát triển bền vững, tạo nguồn thu cho địa phương có điều kiện đặc thù, cần nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý, sự vào cuộc của các nhà khoa học và sự tìm hiểu kỹ càng từ người nuôi.
Các loài cá nước lạnh được hiểu là những loài cá chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường nước có nhiệt độ thấp, trung bình dưới 25 độ C. Trên thế giới đã có nhiều nước nghiên cứu và đưa vào nuôi thành công nhiều giống loài cá nước lạnh có giá trị cao như: cá tầm Nga, cá tầm Siberian, cá tầm Beluga, cá hồi vân, cá hồi nâu….
Tại châu Á đã có nhiều nước đưa vào sản xuất thành công tạo sản phẩm khối lượng lớn, giá trị cao cung cấp cho thị trường tiêu thụ trên thế giới như Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Bhutan…
Cá tầm, cá hồi là những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rất lớn. Thị trường cá hồi vẫn rất lớn nhất là các nước châu Âu, Nga, Nhật Bản và thị trường Mỹ. Nhu cầu sử dụng cá hồi trên thế giới được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Cá tầm thuộc loại đặc sản, thơm ngon và trứng cá tầm đen là món ăn cao cấp. Trứng cá tầm muối có giá bán rất cao, là một trong những loại thực phẩm đắt nhất trên thế, có thể xuất khẩu sang Mỹ và EU.Ở Việt Nam, hệ sống sông ngòi, hồ chứa tự nhiên, nhân tạo đa dạng và phong phú, đã tạo nên tiềm năng rất lớn cho ngành thuỷ sản nói chung và nuôi cá nước lạnh nói riêng phát triển.Căn cứ vào số liệu điều tra, khảo sát của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản năm 2011-2013, tiềm năng phát triển cá nước lạnh của Việt Nam được xác định là rất lớn, tập trung chủ yếu ở 3 vùng là các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và khu vực trung du, miền núi của các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Hệ thống sông suối, hồ chứa khu vực này có nhiệt độ tương đối ổn định ở mức thấp quanh năm, hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học của các giống loài cá nước lạnh đã nuôi phổ biến trên thế giới.
Từ năm 2004, Nhà nước đã đầu tư các dự án nhập công nghệ, đề tài nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm, xây dựng mô hình nuôi cá hồi. Các cơ quan khoa học và doanh nghiệp nước ta đã thành công trong ứng dụng quy trình công nghệ ấp trứng và ương giống, nắm được kỹ thuật nuôi thương phẩm, xây dựng dự thảo quy trình ấp trứng, nuôi ấu trùng và nuôi thương phẩm cá hồi vân.Đến nay, Việt Nam đã xây dựng đàn cá phục vụ nghiên cứu sinh sản nhân tạo, nuôi lấy trứng và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đã bước đầu làm chủ công nghệ ương cá giống, nuôi thương phẩm cá tầm.
Thông qua Dự án nhập công nghệ sản xuất giống, đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I khởi động năm 2005 tại Thác Bạc, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, sau đó chuyển vào nuôi thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2007. Đến nay, phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh trên 22 tỉnh, điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La…Hiện nay, Việt Nam đã nhập được các loài cá tầm Xiberi, cá tầm Trung Hoa, cá tầm Nga (A.gueldenstaedtii), cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm lai (lai giữa 2 loài A.ruthenus x Huso huso), cá hồi vân đưa vào nuôi trồng ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước.Sản lượng nuôi cá nước lạnh trong thời gian qua tăng nhanh. Nếu năm 2007 tổng sản lượng cá nước lạnh mới chỉ đạt 95 tấn (cá tầm 75 tấn, cá hồi 20 tấn), thì đến năm 2013 sản lượng nuôi cá nước lạnh ước đạt khoảng 1.585 tấn (cá tầm 1.123 tấn, cá hồi 462 tấn).
Trước bối cảnh hội nhập thế giới ngày một sâu rộng, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương với các nước và khu vực trên thế giới, đây chính là cơ hội rất lớn để hàng hoá nông sản nói chung và sản phẩm cá nước lạnh nói riêng có thể xuất khẩu sang các thị trường lớn. Đồng thời việc nhập, chuyển giao khoa học công nghệ mới vào sản xuất, chế biến cá nước lạnh sẽ dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.Bên cạnh những tiềm năng, thời cơ thuận lợi để phát triển cá nước lạnh, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức mới, không chỉ riêng đối với nuôi cá nước lạnh, mà còn đối với cả ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đó là tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động nuôi cá nước lạnh ở nhiều vùng miền, gây khó khăn cho sản xuất.Hầu hết các vùng có tiềm năng nguồn nước lạnh nằm ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, do đó rất khó khăn trong việc đầu tư sản xuất. So với nhiều nước trong khu vực, công nghệ sản xuất cá nước lạnh của chúng ta vẫn lạc hậu, dựa vào khai thác tiềm năng là chính, đa phần phải nhập khẩu các công nghệ của nước ngoài, dẫn đến giá thành cao, sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm giảm.
Trước bối cảnh đó, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để đề xuất được các chính sách, giải pháp phù hợp, khả thi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng nguồn nước lạnh. Việt Nam phải vừa nhập, vừa nghiên cứu trong nước để từng bước làm chủ công nghệ mới trong nuôi, sản xuất giống, thức ăn và phòng trị dịch bệnh; áp dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.Đặc biệt cần chủ động chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở nuôi và sản xuất giống cá nước lạnh. Khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường, góp phần nuôi hiệu quả, bền vững.Trên cơ sở đó từng bước đưa hoạt động nuôi cá nước lạnh nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hóa với chất lượng và giá cả cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Điều này cũng góp phần tạo việc làm và thu nhập cho đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng thời bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên của Tổ quốc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thành công từ mô hình nuôi cá chiêm vây vàng lồng bè trên biển
15:32' - 06/10/2016
Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đã tiến hành nuôi thử nghiệm cá chiêm vây vàng thương phẩm ở hộ gia đình ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm sao để nuôi cá lồng, bè bền vững trên sông, hồ?
14:30' - 23/09/2016
Tại diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, nheieuf chuyên gia đã đưa ra các giải pháp để nuôi cá lồng, bè trên sông hồ một cách bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại khởi sắc
09:01' - 11/07/2025
Thị trường kim loại trong phiên hôm qua chứng kiến giá của 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá quặng sắt bật tăng 3% lên mức 99 USD/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:47' - 11/07/2025
Giá dầu thế giới phiên 10/7 đã giảm hơn 2%, khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước tác động từ các quyết định áp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đối với kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc chạm đáy 22 năm
15:19' - 10/07/2025
Theo dữ liệu thương mại mới nhất, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm qua, cho thấy rõ tác động của các mức thuế quan cao từ Mỹ.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi ngang khi thị trường giằng co giữa các yếu tố trái chiều
15:19' - 10/07/2025
Giá dầu tại châu Á ít biến động trong chiều 10/7, giữa lúc giới đầu tư đang cân nhắc tác động tiềm tàng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu quay đầu tăng nhẹ từ 15 giờ ngày 10/7
14:51' - 10/07/2025
Chiều 10/7, giá xăng dầu quay đầu tăng nhẹ theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.