Làm sao để nuôi cá lồng, bè bền vững trên sông, hồ?
Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia cho rằng, mặc dù, chưa tạo thành sản phẩm hàng hóa tập trung xuất khẩu nhưng nuôi cá lồng ở các tỉnh khu vực các tỉnh miền núi trung du phía Bắc đã mang lại hiệu quả xã hội lớn.
Mô hình nuôi cá lồng đã cung cấp sản phẩm tại chỗ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.
Qua đó, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Dù có hệ thống sông ngòi, hồ chứa dày đặc, thế nhưng hiện tại do quy mô nuôi chưa được đầu tư tương xứng, việc áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng và nguồn lực của vùng.
Tại diễn đàn, bên cạnh việc nêu ra một số khó khăn, tồn tại trong nuôi cá lồng các đại biểu cũng thảo luận đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên trong đó có việc cần thành lập hợp tác xã.
Theo TS Lê Thanh Lựu, Trưởng ban hợp tác Quốc tế - thông tin Hội nghề cá Việt Nam để nuôi cá lồng phát triển bền vững cần tạo ra chuỗi giá trị nuôi bao gồm các nhà cung cấp vật tư thiết bị, con giống, thức ăn, nhà thu mua. Các nhà nuôi cá lồng ven hồ cần tổ chức thành hợp tác xã để mở rộng quy mô nuôi.
Việc tổ chức sản xuất tiêu thụ theo chuỗi đang là xu thế phát triển, chỉ có tổ chức sản xuất như vậy mới tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, giảm được rủi ro, chi phí sản xuất thấp hơn và khả năng cạnh tranh cao hơn”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã nuôi cá đặc sản Thái Hòa, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) cho hay: “Để giúp các hộ nuôi cá lồng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từ năm 2015 Hợp tác xã Nuôi cá đặc sản Thái Hòa đã được thành lập.
Hiện nay Hợp tác xã có 16 hộ tham gia nuôi cá lồng với khoảng 100 lồng; trong đó, nhiều hộ có 7-8 lồng cá mỗi năm cho thu nhật từ 250-300 triệu đồng. Các xã viên được đảm bảo quyền lợi trong việc cung ứng nguồn vốn, con giống, thứ ăn đồng thời được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi chăn sóc và phòng trị các bệnh thường gặp cho cá".
Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị, cần đưa chương trình phát triển bền vững nuôi cá lồng bè trong hồ, sông suối của khu vực trung du miền núi phía Bắc thành một chương trình quan trọng cho cả vùng, đồng thời thử nghiệm mô hình chuỗi giá trị cá lồng cho đồng bào tái định cư khi xây dựng hồ chứa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển vùng nuôi ra xa bờ - hướng phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản lồng bè
11:06' - 23/09/2016
Đưa vùng nuôi xa bờ vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm, vừa giảm quá tải cho vùng gần bờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/10, cấp chứng thư cho một số lô hàng thủy sản xuất khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia
11:04' - 20/09/2016
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, từ 1/10/2016 sẽ tiếp tục triển khai mở rộng cấp chứng thư theo cơ chế một cửa quốc gia đối với các lô hàng xuất khẩu thủy sản ...
-
Doanh nghiệp
Nuôi trồng thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó vì ngập mặn
16:19' - 16/09/2016
Mặc dù là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều trở ngại do tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo nguy cơ nguồn lợi thủy sản bị ảnh hưởng bởi các dự án công nghiệp ven biển
18:50' - 13/09/2016
Chủ tịch Vinafis cảnh báo nguy cơ nguồn lợi thủy sản có thể sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai bởi các dự án công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm hiện nay đều được đặt ở khu vực ven biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.