Một năm khó khăn đối với kinh tế Australia
Australia đang phản ứng trước những lực lượng địa chiến lược bằng cách tăng cạnh tranh với các ưu đãi công nghiệp do những nền kinh tế khác đưa ra, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Liên minh châu Âu (EU). Mục đích là để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới. Kế hoạch “Sản xuất tại Australia trong tương lai” đầu tư 22,7 tỷ AUD (14,3 tỷ USD) vào lực lượng lao động, năng lượng tái tạo, hỗ trợ đầu tư vào Australia, đổi mới công nghệ và công nghiệp, cũng như tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản quan trọng, từ đó sản xuất nhiều hàng hóa hơn ở trong nước, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người Australia.
Ngược lại, báo cáo “Quốc gia Thương mại” nhấn mạnh vai trò của thương mại tự do và cởi mở đối với sự thịnh vượng của Australia. Khoảng 31% sản lượng kinh tế của nước này được hỗ trợ bởi hoạt động thương mại và 1/4 số lượng việc làm liên quan đến thương mại.Quy định thương mại toàn cầu, chẳng hạn như thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được mô tả là một trong những trụ cột cho sự thịnh vượng của người Australia, hỗ trợ sự ổn định của môi trường thương mại và giúp các nhà xuất khẩu Australia tiếp cận thị trường. Tính đến năm 2022, 18 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực của Australia đã thúc đẩy thương mại tăng trung bình thêm 13% và bao trùm khoảng 78% thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều của Australia. Các hiệp định mới, sáng tạo như Hiệp định Kinh tế Xanh Singapore-Australia khuyến khích thương mại, mở ra cơ hội kinh doanh và tạo điều kiện đầu tư vào các ngành thúc đẩy quá trình chuyển đổi đạt phát thải ròng bằng 0.Báo cáo cũng đưa ra quan điểm rằng đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện tiếp cận nhiều vốn và đầu tư hơn, với sự cởi mở của Australia đối với đầu tư nước ngoài góp phần phát triển đất nước, tạo việc làm và cải thiện mức sống. Các lĩnh vực như ngân hàng, năng lượng, cơ sở hạ tầng, tài nguyên và nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.Khi được đặt cạnh nhau, kế hoạch “Sản xuất tại Australia trong tương lai” và báo cáo “Quốc gia Thương mại” đã vẽ lên bức tranh về một quốc gia đang cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa các yêu cầu khác nhau. Điều này phù hợp với báo cáo của Đối thoại Phát triển, Ngoại giao và Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương (AP4D), trong đó lập luận rằng lợi ích của Australia là thúc đẩy một hệ thống thương mại toàn cầu minh bạch, có thể dự đoán và dựa trên quy tắc bên cạnh các biện pháp công nghiệp.Đây là một thông điệp quan trọng cần được chú trọng trong năm 2025. Điều cần ghi nhớ là một hệ thống thương mại toàn cầu mở là một biện pháp quan trọng chống lại nỗ lực ép buộc kinh tế, cho phép các ngành công nghiệp mục tiêu tìm kiếm những thị trường thay thế.Trong thời kỳ những hành động ép buộc kinh tế đang “nở rộ”, đã có luồng ý kiến ủng hộ hướng đi tập trung vào “kết bạn” – nghĩa là bán nhiều hàng hóa hơn cho các quốc gia được coi là đồng minh và bạn bè, đặc biệt là hợp tác trong chuỗi cung ứng và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, điều này có thể khó khăn và tốn kém, đi ngược lại logic kinh tế. Điều quan trọng nữa là Australia phải chú ý đến tầm quan trọng của hệ thống kinh tế toàn cầu và vai trò quan trọng của quốc gia này trong đó. Australia đã tích cực hỗ trợ và đóng vai trò đi đầu trong việc tạo ra các quy tắc toàn cầu, làm nền tảng cho sự phát triển của thương mại toàn cầu, thậm chí là một trong những thành viên sáng lập của WTO. Đặc biệt, dưới thời chính quyền của Tổng thống Trump 2.0, Australia nên tập trung hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng để cứu vãn hệ thống thương mại toàn cầu.Bất chấp những thách thức mà năm 2025 sẽ mang lại, khả năng quản lý kinh tế của Australia không thể chỉ tập trung vào chính sách công nghiệp trong nước, mà còn phải thúc đẩy thương mại và đầu tư mở. Trong môi trường kinh tế toàn cầu khó lường, các phản ứng chính sách của Australia cần tiếp tục đạt được sự cân bằng hợp lý. Điều này có nghĩa là trong năm 2025, Australia nên kiên trì theo đuổi phương pháp hỗ trợ hệ thống thương mại toàn cầu bên cạnh các biện pháp công nghiệp.- Từ khóa :
- donald trump
- mỹ
- australia
- kinh tế australia
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
15:20' - 18/02/2025
RBA đã hạ lãi suất tiền mặt 0,25 điểm phần trăm xuống còn 4,1%, đánh dấu lần đầu tiên lãi suất này được cắt giảm kể từ tháng 11/2020.
-
Bất động sản
Australia cấm người nước ngoài mua nhà đã qua sử dụng
13:53' - 16/02/2025
Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã qua sử dụng ở nước này trong vòng 2 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Australia đánh giá cao đà phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
16:42' - 11/02/2025
Bộ trưởng các vấn đề đa văn hóa và công dân Australia đánh giá cao đà phát triển của mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa 2 nước và đóng góp của cộng đồng người Việt tại Australia.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đồng ý xem xét miễn trừ thuế đối với thép và nhôm của Australia
16:08' - 11/02/2025
Ngày 11/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý xem xét miễn thuế với thép và nhôm nhập khẩu từ Australia. Quyết định được đưa ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc, Australia chuẩn bị cho kế hoạch của Mỹ áp thuế với thép, nhôm
15:06' - 10/02/2025
Hàn Quốc và Australia đang khẩn trương tìm các biện pháp ứng phó với kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30'
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30'
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.
-
Phân tích - Dự báo
Xung quanh cuộc đua giá xe ở đất nước tỷ dân
06:30' - 10/04/2025
Các nhà chức trách Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cho biết sẽ chấn chỉnh tình trạng trên, xóa bỏ năng lực sản xuất lạc hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Pháp: Lửa thử vàng
05:30' - 10/04/2025
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế quan đối ứng ngày 2/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập đại diện các doanh nghiệp Pháp để bàn kế hoạch ứng phó.