Một năm nhìn lại Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp
Thể hiện quyết tâm đổi mới môi trường kinh doanh, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh và phát triển theo hướng bền vững, Chính phủ đặt mục tiêu tới năm 2020 cả nước, sẽ đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động; trong đó, có các doanh nghiệp quy mô lớn và nguồn lực mạnh.
Đây được coi là bước đột phá về chính sách, mang lại cơ hội phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp, thể hiện đúng tinh thần hành động của một Chính phủ kiến tạo – Chính phủ phục vụ.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, trong thời gian qua, Chính phủ đã có 2 Nghị quyết đặc biệt quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp, đó là Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp. Qua đó thể hiện sự đồng hành của Chính phủ đã và đang cùng doanh nghiệp tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nhiều kiến nghị của doanh nghiệp đã được Chính phủ, các bộ, ngành lắng nghe và chấp thuận. Từ đó tạo dựng niềm tin và động lực cho doanh nghiệp vững bước đi lên.
Đáng ghi nhận nhất là qua việc thực hiện Nghị quyết 35 đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, những chính sách đổi mới để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhất là tư duy quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; giảm tối đa những điều kinh doanh còn vướng mắc và gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như hạn chế tình trạng xin-cho và việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp…
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và ngành nghề, việc cải cách thủ tục hành chính, tình trạng quá nhiều cuộc giám sát, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp… ở nhiều địa phương chưa có nhiều chuyển biến.
Cần thiết phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 35 của các bộ, ngành và địa phương để đánh giá những tác động và hiệu quả mang lại từ chính sách.
Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, tại địa phương, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm phát triển vì cơ chế và chính sách. Nghị quyết 35 có nhiều đột phá nhưng chưa được phát huy trong thực tiễn hiện nay.
Nếu địa phương và các sở, ngành nỗ lực nhiều hơn, quán triệt và thực hiện nghiêm túc những yêu cầu đề ra theo Nghị quyết 35 thì chắc chắn tốc độ phát triển của các doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Theo phản ánh của ông Đệ, tại Thanh Hóa, tình trạng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vẫn còn nặng nề và thường xuyên. Phát sinh theo đó không chỉ là việc mất thời gian, công sức và nhân lực phục vụ, mà còn là chi phí tốn.
Ông Đệ bày tỏ, nếu so với yêu cầu thực tiễn thì sự chuyển biến từ Nghị quyết 35 chưa được như mong muốn. Nguyên nhân phải kể tới là do tư tưởng bao cấp từ bao đời nay để lại. Ở nhiều cơ quan, đơn vị vẫn thực sự chưa muốn đổi mới.
Một số lãnh đạo địa phương chưa có ý thức phối hợp và hỗ trợ dù địa phương ký cam kết thực hiện Nghị quyết 35 của Chính.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Chủ tịch, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên) cho biết: “Chính sách đã hoàn thiện.
Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các địa phương như bí thư, chủ tịch tỉnh cũng rất quyết liệt đổi mới. Nhưng doanh nghiệp vẫn phụ thuộc và chờ đợi vào bộ máy giúp việc của hệ thống chính quyền”.
Năm 2016 có 100.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng lại có tới 13.000 doanh nghiệp giải thể. Với tình hình này, phải làm thế nào để các doanh nghiệp tồn tại, từ đó là động lực cho các doanh nghiệp khác mở rộng. Cần phải có các giải pháp giúp doanh nghiệp hồi sinh và phát triển trong thời đại hiện nay, ông Dương nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Ao Vua và cũng là đại diện tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ phản ánh một thực tế khác.
"Qua một năm triển khai Nghị quyết 35 cho thấy, n gười đứng đầu có quan điểm tốt, nhưng trên rải thảm mà dưới rải đinh thì rất khó. Chính phủ cần có bộ máy giúp việc có tâm sáng, có năng lực và biết tiếp thu cả những vấn đề bất cập, những thói hư tật xấu… đang cản trở quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thì mới có thể đạt tới sự tiến bộ, mới có thể giúp giải quyết và tạo điều kiện gỡ khó cho doanh nghiệp", ông Thản chia sẻ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT, Tập đoàn Xuân Thành (tỉnh Ninh Bình) cho rằng, với Nghị quyết 35, Chính phủ đề ra mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Để hiện thực hóa điều này thì bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách pháp luật, ban hành các cơ chế phù hợp mang tính thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp thì rất cần ý thức thực thi nghiêm túc và triển khai đồng bộ của các bộ, ngành và địa phương.
Điều đó cũng góp phần vào sự thay đổi tư duy, nhận thức của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thương trường.
Hơn nữa, cần có chính sách vay vốn đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đa phần doanh nghiệp khởi nghiệp luôn khó khăn vì không đáp ứng được điều kiện vay vốn, không có hoặc không đủ tài sản để thế chấp.
Ngoài ra, các cấp chính quyền cũng cần khuyến khích để tạo lập các vùng sản xuất an toàn; các dự án công nghiệp nông thôn theo hình thức đối tác công tư; thúc đẩy liên doanh liên kết và tổ chức thường xuyên hơn nữa các hội nghị đối thoại công khai với cộng đồng doanh nghiệp…
Không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực và sự quyết tâm phát triển cộng đồng doanh nghiệp của Chính phủ thể hiện qua tinh thần của Nghị quyết 35. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính; cắt giảm những điều kiện kinh doanh không phù hợp, gây khó dễ cho doanh nghiệp…thì chưa đủ.
Mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội là đang trông chờ vào những chuyển biến xa hơn, những hành động quyết liệt và việc làm cụ thể hơn nữa như: thay đổi quan điểm quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; giảm chế độ xin-cho hay đổi mới tích cực hơn trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Điều quan trọng không kém như ý kiến của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, thì đó còn là sự tự quyết, tự chịu trách nhiệm đối với một công việc cụ thể, ở một cơ quan, đơn vị cụ thể. Để làm sao không chỉ doanh nghiệp mà kể cả người dân không phải đi lại xin phê duyệt hay bổ sung hồ sơ nhiều lần.
Quy trình và thủ tục giải quyết các sự vụ có liên quan cần đảm bảo tính công khai, minh bạch, thống nhất và đơn giản, thuận tiện nhất có thể, đúng như tinh thần của một Chính phủ phục vụ vì người dân./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt cần làm gì trong kỷ nguyên số?
06:45' - 19/03/2017
Trong bối cảnh làn sóng công nghệ số đang phát triển nhanh chóng, việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ này chính là giải pháp quan trọng để để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.
-
Xe & Công nghệ
Các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới quyền lợi của người tiêu dùng
18:42' - 18/03/2017
Ngày 18/3, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, đã đi kiểm tra các doanh nghiệp đăng ký tri ân người tiêu dùng trong tháng hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng lên tiếng về việc bổ nhiệm cán bộ từ doanh nghiệp
17:38' - 17/03/2017
Ngày 17/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra thông cáo báo chí về việc tiếp nhận, bổ nhiệm một số cán bộ từ doanh nghiệp về công tác tại các cơ quan thành phố trong năm 2016.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp ươm tạo đầu tiên của Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch
16:42' - 16/03/2017
Ngày 16/3, Công ty cổ phần Phần mềm Hiệu năng cao Việt Nam (VHES) chính thức thành lập và ra mắt sản phẩm đầu tiên dùng trong phát triển hệ thống lưới điện thông minh.
-
Doanh nghiệp
"Chìa khóa" mở cửa giữa chính quyền và doanh nghiệp
22:04' - 14/03/2017
Lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng sẵn sàng lắng nghe kiến nghị qua điện thoại và đốc thúc các quận, huyện, sở, ngành liên quan giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ký biên bản ghi nhớ xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ
19:36'
Với uy tín và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực logistics và cảng biển, DP World là một đối tác chiến lược lý tưởng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Mỹ lo lắng về tỷ giá
15:40'
Đồng USD đã tăng giá mạnh trong sáu tháng qua và điều này tác động đáng kể đến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh gần đây.
-
DN cần biết
Đà Nẵng khởi công khu công nghiệp Hòa Ninh hơn 6.200 tỷ đồng
12:26'
Với tiến độ khẩn trương, dự án sẽ được chủ đầu tư là Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ triển khai với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng; thực hiện trong không quá 42 tháng kể từ ngày bàn giao đất.
-
DN cần biết
Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch
20:03' - 17/02/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 266/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch (Kế hoạch).
-
DN cần biết
Đảm bảo 80% đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng được giải quyết
18:34' - 17/02/2025
Ông Bùi Thanh Thủy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, năm 2025 Hội sẽ đảm bảo 80% đơn thư phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng được tư vấn, giải quyết.
-
DN cần biết
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp dệt may cần tuyển thêm lao động
10:51' - 17/02/2025
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần có các giải pháp để “giữ chân” người lao động, bảo đảm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
-
DN cần biết
Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao năng lực để thích ứng trước xu thế việc làm mới
10:32' - 16/02/2025
Năm 2025, trước áp lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt, doanh nghiệp có xu hướng tập trung tuyển dụng các vị trí đặc thù, bao gồm thay thế và cả tuyển mới.
-
DN cần biết
Cẩn trọng hành vi thỏa thuận ấn định giá trong du lịch
16:17' - 15/02/2025
Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi tham gia các hiệp hội ngành nghề tại Malaysia. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của thỏa thuận ấn định giá hoặc các hành vi hạn chế cạnh tranh, cần từ chối.
-
DN cần biết
Cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào cho các doanh nghiệp Việt Nam
21:51' - 14/02/2025
Lào là nước thu hút đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Lào.