Một số nước châu Á sẽ tận dụng giá dầu thấp để tăng cường kho dự trữ chiến lược
Trong số các quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc được cho là có kho dự trữ dầu lớn nhất. Bắc Kinh không đưa ra mức ước tính chính thức cho kho này, nhưng các nhà phân tích cho rằng con số vào khoảng 550 triệu thùng dầu. Để so sánh, kho dự trữ chiến lược của Mỹ hiện đang có khoảng 630 triệu thùng dầu.
Do vậy, Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải vào tháng trước đã chấp thuận cho Kho dự trữ dầu khí Sinopec thuộc sở hữu nhà nước mở rộng khả năng lưu trữ dầu. Một kho lưu trữ ở tỉnh Quảng Đông có thể chứa tới 600.000 m3 (tương đương 3,8 triệu thùng), trong khi một kho khác ở tỉnh Hà Bắc có thể chứa tới 1 triệu m3 (khoảng 6,3 triệu thùng).
Ngược lại, tuy cũng là một quốc gia có quy mô dân số lớn, kho dự trữ của Ấn Độ chỉ có khả năng lưu trữ xấp xỉ 40 triệu thùng – tương đương nhu cầu đủ cho 10 ngày tại đất nước 1,3 tỷ dân này.
Bộ Dầu khí Ấn Độ hồi giữa tháng Tư thông báo rằng họ sẽ tiếp tục mua dầu thô để lấp đầy các kho dự trữ trong những hầm đá của nước này. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã đặt câu hỏi rằng liệu Ấn Độ có đủ không gian lưu trữ để tăng lượng dầu dự trữ một cách nhanh chóng hay không, khi các kho chứa, đường ống dẫn và bể chứa của các thương nhân đều đã đầy.
Trong khi đó, Australia, nơi từ lâu đã có một trong những kho dự trữ khẩn cấp quy mô nhỏ nhất trong số các nước phát triển, cho biết họ sẽ tận dụng tình trạng giá dầu lao dốc để phát triển kho dự trữ chiến lược tại Mỹ. Dù kho lưu trữ riêng của quốc gia này đã đầy, nhưng Australia đã ký một thỏa thuận thuê mặt bằng trong Kho dự trữ dầu khí chiến lược của Mỹ.
Còn về phía Nhật Bản và Hàn Quốc, với kho dự trữ dồi dào, cả hai quốc gia Đông Á này đều chưa công bố kế hoạch tăng cường đáng kể kho dự trữ dầu chiến lược của họ.
Theo số liệu chính thức mới nhất, kho dự trữ dầu của Nhật Bản vào khoảng 500 triệu thùng tính tới cuối tháng Hai, tương đương với mức tiêu thụ toàn quốc trong hơn bảy tháng. Còn tại Hàn Quốc, kho dự trữ chiến lược của nước này có khoảng 96 triệu thùng tính đến tháng 12/2019, đủ cho nhu cầu trong 89 ngày.
Một quan chức của Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết mức dự trữ hiện tại của nước này là “đủ dùng”, trong khi Seoul có kế hoạch tăng lượng dầu dự trữ chưa tới 1% trong năm nay./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành lọc dầu Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I/2020
16:15' - 03/05/2020
Số liệu ngày 3/5 cho thấy các công ty lọc dầu hàng đầu của Hàn Quốc ghi nhận tình hình kinh doanh tồi tệ trong quý I/2020, trong bối cảnh sản lượng dầu mỏ toàn cầu vượt xa nhu cầu.
-
Hàng hoá
Thu nhập từ dầu mỏ của Iraq chưa bằng 1/5 cùng kỳ năm ngoái
21:30' - 02/05/2020
Thu nhập từ dầu mỏ của Iraq trong tháng 4/2020 đã giảm mạnh xuống dưới 1,5 tỷ USD, chưa bằng 1/5 thu nhập cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thẩm phán Tòa án quận dừng gần 300 thỏa thuận khai thác dầu khí tại Montana
20:00' - 02/05/2020
Các nhóm bảo vệ môi trường đã hoan nghênh quyết định trên, cho rằng đó là thắng lợi trước chính sách "thống trị về năng lượng" của Chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Chuyển động DN
Hai “ông lớn” dầu mỏ Mỹ 'thắt lưng buộc bụng' để đối phó COVID-19
14:25' - 02/05/2020
Cả hai “ông lớn” dầu mỏ Mỹ đều đưa ra các quyết định “thắt lưng buộc bụng” sau khi công bố kết quả kinh doanh quý I/2020, giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm mạnh của giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu kỳ hạn của Mỹ tăng gần 17% trong tuần qua
14:15' - 02/05/2020
Giá dầu kỳ hạn của Mỹ chốt phiên 1/5 tăng và tăng gần 17% cả tuần, khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần đây giữa các nước sản xuất dầu lớn chính thức có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá nông sản thế giới tuần qua tăng giảm trái chiều
19:10' - 25/06/2022
Tuần qua, trong khi giá gạo và cà phê giảm thì giá ngô lại tăng mạnh.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu thế giới tuần qua đi xuống mặc dù phiên cuối tăng mạnh
14:08' - 25/06/2022
Một cuộc khảo sát hôm thứ Sáu cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã đạt mức thấp kỷ lục trong tháng Sáu ngay cả khi triển vọng lạm phát được cải thiện chút ít.
-
Hàng hoá
Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin phản biện với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
08:13' - 25/06/2022
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm tủ gỗ tiếp tục rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ.
-
Hàng hoá
Hungary: Hãng xăng giới hạn lượng nhiên liệu được mua mỗi ngày
22:01' - 24/06/2022
Từ ngày 24/6, mỗi ngày mỗi khách hàng chỉ được phép mua tối đa 50 lít nhiên liệu tại các trạm xăng thuộc tập đoàn năng lượng MOL của Hungary, giảm một nửa so với quy định trước đó.
-
Hàng hoá
Khai mạc "Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022"
21:22' - 24/06/2022
"Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022" là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch sinh thái.
-
Hàng hoá
Thị trường châu Âu chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu của Gia Lai
17:34' - 24/06/2022
Hiện nay, Gia Lai có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại thị trường của gần 40 quốc gia; trong đó, các quốc gia thuộc châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trong phiên 24/6 tại London
17:32' - 24/06/2022
Trong phiên 24/6 tại London, giá dầu Brent giảm 8 xu Mỹ, hay 0,1%, xuống 109,97 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 8 xu Mỹ, xuống 104,19 USD/thùng, do lo ngại kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
-
Hàng hoá
Ứng dụng công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
15:23' - 24/06/2022
Việc ứng dụng công nghệ thông tin có thể hỗ trợ, giải quyết được những vướng mắc của chuỗi cung ứng, đưa nguồn gỗ rừng trồng hợp pháp đến được với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
-
Hàng hoá
Australia: Cuộc khủng hoảng thiếu rau quả tươi khi nào mới kết thúc?
13:40' - 24/06/2022
Bắt đầu từ tháng Sáu, trong "cơn lốc" giá cả sinh hoạt tăng "phi mã", người dân Australia đã bất ngờ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thiếu trái cây và rau xanh.