Một số nước EU bất đồng về cách thức giải quyết khủng hoảng năng lượng
Giới chức các nước Croatia, Litva, Phần Lan và Slovakia đã đưa ra quan điểm trái chiều trước thềm diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng phụ trách vấn đề Liên minh châu Âu (EU) tại Luxembourg.
Theo đó, Croatia và Litva muốn áp trần giá bán buôn khí đốt. Phía Croatia thậm chí còn nhấn mạnh đến phương án mua chung khí đốt giữa 27 quốc gia thành viên.
Trong khi đó, Quốc vụ khanh Marko Stucin thuộc Bộ Ngoại giao Slovenia nêu rõ nước này ủng hộ áp dụng giá trần linh hoạt đối với khí đốt hóa lỏng trong thời gian sớm nhất có thể.
Người đồng cấp Slovakia Andrej Stancik đề xuất về một cải cách thị trường trong dài hạn để tách bạch điện được sản xuất từ khí đốt và điện từ các nguồn khác, qua đó đưa ra mức giá điện khác nhau. Phía Slovakia còn ủng hộ việc trợ giá năng lượng trực tiếp đối với người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Phần Lan Tytti Tuppurainen cho biết Helsinki hiện đã sẵn sàng áp trần giá xăng tạm thời, song nước này không đồng tình với phương án trợ giá cho người dân.
Theo bà, thay vì trợ cấp cho các hộ gia đình cá nhân, các nước cần đầu tư vào năng lượng xanh, đồng thời hạn chế sự phụ thuộc của châu Âu vào các nhà cung cấp năng lượng như Nga.
Đức, nền kinh tế lớn nhất EU và là nước phản đối áp trần giá năng lượng, đã bày tỏ sự ủng hộ với giải pháp mua chung khí đốt, cắt giảm tiêu thụ năng lượng và đa dạng hóa các nguồn cung.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề EU của Đức Anna Luehrmann nhấn mạnh sự đoàn kết giữa các nước EU trong việc giải quyết thiếu hụt năng lượng hiện nay.
Trước thềm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU, dự kiến tại Brusselss (Bỉ) vào ngày 20-21/10 tới, giới lãnh đạo Ủy ban châu Âu ngày 18/10 sẽ đề xuất một gói giải pháp nhằm kìm hãm giá năng lượng tăng.
Tuy nhiên, gói giải pháp này sẽ không bao gồm việc áp trần giá khí đốt, vấn đề vốn đang gây chia rẽ giữa các nước thành viên./.
- Từ khóa :
- EU
- châu âu
- khủng hoảng năng lượng
- năng lượng
- giá năng lượng
Tin liên quan
-
Tài chính
IMF cảnh báo Đức sẽ không sớm thoát khỏi khủng hoảng năng lượng
07:30' - 18/10/2022
Phát biểu trên truyền thông Đức, bà Gita Gopinath, Phó Tổng giám đốc thứ nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng Đức sẽ còn phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng trong một thời gian dài.
-
Kinh tế Thế giới
EU tìm kiếm các thỏa thuận đảm bảo nguồn cung năng lượng
12:34' - 14/10/2022
EU đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại với "các đối tác đáng tin cậy" nhằm ứng phó với những cú sốc về nguồn cung năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.