Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020: Liệu có xa vời?
Đánh giá về triển vọng của nền kinh tế năm mới 2019, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc không khỏi băn khoăn về mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020 như Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ đề ra về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lộc cho rằng, giải pháp hiệu quả, đơn giản và nhận được sự đồng thuận của xã hội, giúp nâng cao tính minh bạch, cải thiện chất lượng tăng trưởng, môi trường đầu tư kinh doanh ....là định danh đúng khái niệm doanh nghiệp cho các hộ kinh doanh.
Phóng viên: Với những đóng góp ngày càng to lớn, khu vực kinh tế tư nhân đang khẳng định vai trò, vị thế của mình đối với nền kinh tế. Ông có bình luận gì về điều này? Ông Vũ Tiến Lộc: Trong nhiều Nghị quyết của Đảng, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được nhắc tới vai trò, vị thế với đóng góp hơn 40% GDP cho nền kinh tế. Số liệu thống kê được công bố gần đây cho thấy, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân còn cao hơn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thông lệ quốc tế và trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các nước trên thế giới chỉ phân biệt khu vực tư và khu vực công; trong đó, khu vực tư bao gồm cả trong nước và nước ngoài (FDI). Nếu như vậy khu vực tư nhân của Việt Nam hiện chiếm tới hơn 60% GDP.Như vậy, đã đến lúc cần phải đặt lại quan niệm về khu vực doanh nghiệp; trong đó, khu vực tư nhân thực sự là động lực tăng trưởng chính, chứ không chỉ là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế như nhiều quan điểm trước đây.
Về dài hạn, triển vọng của khu vực kinh tế tư nhân sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và có tốc độ tăng trưởng nhanh, thậm chí nhanh nhất trong nền kinh tế. Do đó, không có lý do gì để không hướng tới và đặt ra mục tiêu đóng góp 50% đến 60% GDP cho khu vực này. Phóng viên: Trong hơn 40% GDP mà khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho nền kinh tế thì chỉ có 8% là từ các doanh nghiệp chính danh, còn lại từ 5,2 triệu hộ kinh doanh. Như vậy, có nghịch lý không thưa ông? Ông Vũ Tiến Lộc: Đây quả là vấn đề đáng suy ngẫm. Lâu nay, chúng ta kêu gọi rất nhiều việc chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Thực tế cho thấy không chỉ các hộ kinh doanh mà chính quyền các cấp cơ sở dường như không mặn mà và quan tâm vấn đề này.Vì sao môi trường kinh doanh không được cải thiện tận gốc nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp? Có rất nhiều câu hỏi mà tôi tin là những người đứng đầu Chính phủ luôn trăn trở để làm sao hỗ trợ và phát triển cộng đồng doanh nghiệp "mạnh khỏe", "tài giỏi" và liêm chính.
Tại sao lại có khái niệm hộ kinh doanh, đó là do luật định, chứ không đúng với bản chất kinh tế và cũng không tương đồng với thông lệ quốc tế. Hộ kinh doanh bản thân là 1 doanh nghiệp và là 1 loại hình doanh nghiệp. Nếu thay đổi quan niệm hộ kinh doanh là doanh nghiệp thì mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020 hoàn toàn đạt được mà không khó khăn hay xa vời. Với 5,2 triệu hộ kinh doanh đóng góp 32% GDP cho nền kinh tế như hiện nay và nếu chuyển thành doanh nghiệp, ngoài việc đạt mục tiêu như Nghị quyết 35 đề ra, nền kinh tế sẽ giải quyết hơn 10 triệu lao động có việc làm (ví như mỗi hộ kinh doanh chỉ có 2 lao động).Cùng với đó, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ giúp các hộ kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa của mình, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh và từng bước hội nhập quốc tế.
Để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, cần đơn giản hóa các thủ tục về thuế, chính sách kế toán; cắt giảm tối đa các điều kiện kinh doanh và hạn chế tối thiểu việc kiểm tra, thanh tra...Nếu thực hiện đồng bộ việc này sẽ giúp thúc đẩy tiến trình chuyển đổi các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Đây chính là những việc cần phải làm ngay trong năm 2019.
Dòng chảy chính của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là sự dịch chuyển các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Minh bạch hóa và quốc tế hóa khu vực các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chính là cách để tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp đông về số lượng, chuẩn về chất lượng, đủ năng lực cạnh tranh và vươn ra toàn cầu.Nếu so sánh với tỷ lệ 8% của doanh nghiệp tư nhân thì đóng góp 32% GDP của các hộ kinh doanh thực sự là con số không nhỏ. Do đó, theo tôi nên đặt đúng tầm quan trọng của kinh tế hộ và tạo điều kiện nâng cấp các hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, cải thiện tính minh bạch và chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào để cải cách không thể chậm nhịp?
11:35' - 03/01/2019
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như đào tạo, xúc tiến thương mại, bảo lãnh tín dụng, vườn ươm doanh nghiệp… được triển khai và nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2019
21:09' - 01/01/2019
Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
-
Kinh tế tổng hợp
Người dân cần “tỉnh táo” trước bẫy tín dụng đen
16:19' - 27/12/2018
Thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu vay tiền của người dân tăng cao, nhất là bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, buôn vùng sâu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phân bón Cà Mau hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc đón đầu xu thế công nghiệp xanh
19:24' - 30/06/2025
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau vừa ký Biên bản ghi nhớ với Wuhuan Engineering Co. (WEC) nhằm tăng cường hợp tác, đón đầu xu thế công nghiệp xanh.
-
Doanh nghiệp
Dừng bán nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ từ ngày 1/7
18:35' - 30/06/2025
Từ ngày 1/7, hàng loạt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ sẽ chính thức dừng bán do không còn phù hợp với quy định mới của pháp luật.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines thuộc Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 ngành logistics
16:20' - 30/06/2025
Vietnam Airlines vừa được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 ngành logistics và Top 100 ESG Việt Nam xanh 2025 tại Diễn đàn ESG Vietnam Summit 2025.
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc chuyển 263 điện lực huyện thành đội quản lý điện khu vực
12:05' - 30/06/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang triển khai mạnh mẽ việc tái cơ cấu tổ chức, hướng đến mô hình quản trị tinh gọn, hiện đại, lấy khách hàng làm trung tâm và nâng cao chất lượng phục vụ.
-
Doanh nghiệp
Chuyến bay Vietnam Airlines chuyển hướng hạ cánh khẩn cấp để cấp cứu hành khách
11:57' - 30/06/2025
Việc điều chỉnh hành trình phát sinh chi phí liên quan đến nhiên liệu, phục vụ mặt đất và lịch bay, song hãng khẳng định luôn ưu tiên đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hành khách trong mọi tình huống.
-
Doanh nghiệp
THADICO nhận 6 quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Khu đô thị Sala
11:30' - 30/06/2025
THADICO cho biết, đơn vị nhận 6 quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Khu đô thị Sala, trong khuôn khổ hội nghị công bố 9 quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 do UBND thành phố Thủ Đức tổ chức.
-
Doanh nghiệp
Sẽ có gần 94% số xã đạt tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới
11:15' - 30/06/2025
Đến hết năm 2025, dự kiến cả nước sẽ có gần 94% số xã đạt tiêu chí về điện trong chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó, hàng nghìn xã đạt chuẩn nâng cao và kiểu mẫu.
-
Doanh nghiệp
Tăng tốc lưới điện sau sáp nhập
10:40' - 30/06/2025
Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và Tổng công ty Điện lực miền Nam tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giải phóng mặt bằng các công trình điện 110kV trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
-
Doanh nghiệp
SoftBank đặt cược hàng chục tỷ USD vào OpenAI
08:58' - 30/06/2025
CEO của SoftBank Group, ông Masayoshi Son tuyên bố tham vọng biến tập đoàn đầu tư công nghệ Nhật Bản này thành nhà cung cấp nền tảng lớn nhất cho "siêu trí tuệ nhân tạo" (ASI) trong vòng 10 năm tới.