Mục tiêu kiểm soát lạm phát là khả thi nhưng cần thận trọng
Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, mức lạm phát 4,08% phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm nay từ 4 - 4,5%. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đối diện một số thách thức không nhỏ; trong đó, tình hình giá tiêu dùng (CPI) vẫn đang trong xu thế gia tăng khá mạnh, đòi hỏi sự vào cuộc chủ động, nâng cao hiệu quả điều hành để khống chế đà tăng giá, giữ lạm phát trong mức cho phép cũng như góp phần ổn định an sinh xã hội.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước và đã xuất hiện xu hướng tăng qua từng tháng. Đây là mức khá cao và có ý nghĩa cảnh báo sớm đối với việc chủ động kiểm soát tình hình, nhận diện các yếu tố, vấn đề có thể đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao trong những thời gian tới. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, mức tăng bình quân nói trên đã cao hơn mức cận dưới của mục tiêu kiểm soát lạm phát là từ 4 - 4,5% của năm 2024.Trong khi đó, thực tế cũng bộc lộ một số yếu tố đầu vào có thể tác động, kích đẩy CPI tăng lên. Đó là, biến động về nguồn cung hàng hóa, nguyên liệu; nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa hè; việc đi lại vận chuyển hành khách gia tăng trong bối cảnh giá xăng dầu nhập khẩu khó đoán định hoặc vẫn tăng; nhất là giá lợn hơi đã lên mức đỉnh của 2 năm gần đây.
Thêm vào đó, dự kiến việc điều chỉnh giá điện, giáo dục, y tế và thực hiện chính sách cải cách tiền lương kết hợp với tình hình phức tạp về diễn biến giá cả trên thế giới sẽ tạo ra ảnh hưởng bất lợi, hình thành nguyên nhân đẩy lạm phát tăng lên. Như vậy, lạm phát đã trở thành vấn đề, tạo áp lực ngày càng lớn đối với mục tiêu ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, Chính phủ cần chủ động theo dõi, phân tích để khống chế đà tăng giá. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê dự báo có một số yếu tố thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát trong thời gian tới; đó là lạm phát toàn cầu đang tiếp tục xu hướng hạ nhiệt, giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát. Cùng với đó, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất 6 tháng cuối năm góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Với nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, Việt Nam tránh được rủi ro, thách thức về an ninh lương thực đang có khả năng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, với kinh nghiệm điều hành giá, sự chỉ đạo quyết liệt, phản ứng kịp thời của Chính phủ sẽ giúp hạn chế tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá lên lạm phát, ổn định tâm lý kỳ vọng lạm phát. “Do đó, Tổng cục Thống kê đánh giá khả năng thực hiện đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Quốc hội đề ra cho năm nay là khả thi…”, bà Nguyễn Thu Oanh cho hay.
Để kiểm soát lạm phát trong những tháng còn lại của năm, Tổng cục Thống kê đề xuất, Chính phủ xem xét và quyết định thời điểm, mức độ điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý một cách đồng bộ, thống nhất sao cho phù hợp với thị trường mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Cụ thể, không nên điều chỉnh nhiều loại giá dịch vụ do Nhà nước quản lý cùng một thời điểm. Tránh điều chỉnh giá cùng với thời điểm tăng lương 1/7/2024, dễ gây lạm phát kỳ vọng kéo giá các hàng hóa khác tăng theo. Ngoài ra, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm là những tháng có nhu cầu tiêu dùng cao vì nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau. Cùng với đó, không nên điều chỉnh giá điện sinh hoạt khi thời tiết nắng nóng, làm gia tăng chi phí cho người dân, đồng thời cân nhắc mức điều chỉnh giá hợp lý, không nên tăng quá cao trong một thời điểm. Bên cạnh việc chủ động theo dõi sát diễn biến kinh tế, giá cả các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến của các xung đột, căng thẳng địa chính trị để kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ ở trong nước, Tổng cục Thống kê khuyến nghị cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas...) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá; đồng thời, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường. Ngoài ra, Chính phủ cần phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát. Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 6/2024 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%), chủ yếu do giá lương thực, điện, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản. Lạm phát 6 tháng đầu năm cũng đang theo xu hướng của kịch bản giá Tổng cục Thống kê đã xây dựng từ đầu năm. “Như vậy, để đạt mức mục tiêu 4,5% của cả năm 2024 thì dư địa cho bình quân 6 tháng cuối năm là 4,9% so với cùng kỳ năm trước…”, và Nguyễn Thu Oanh cho hay.Tin liên quan
-
Giá vàng
Chuyển động thị trường: Số liệu lạm phát chi phối thị trường châu Á phiên 10/7
16:13' - 10/07/2024
Chiều 10/7, giá vàng châu Á tăng cao hơn khi các nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ để có thêm manh mối về quỹ đạo lãi suất của Fed.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ khẳng định giành được tiến triển trong chống lạm phát
08:21' - 06/07/2024
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo Fed cho biết lạm phát đã giảm đáng kể vào năm ngoái và tiếp tục cho thấy những tiến triển hơn nữa trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát giá cả trước nguy cơ gia tăng lạm phát
12:23' - 03/07/2024
Việc điều hành giá để giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt tránh hiện tượng “té nước theo mưa” khi lương cơ bản vừa tăng từ 1/7 đã nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thống đốc Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất nếu lạm phát không được cải thiện
13:27' - 26/06/2024
Ngày 25/6, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman để ngỏ khả năng tăng lãi suất nếu lạm phát không được cải thiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.