Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên: Chiến lược thị trường vượt rào cản thương mại mới
Ngay đầu năm 2025, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể tác động tiêu cực đến kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng trước trở ngại thị trường.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cho biết: Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, Hòa Phát cũng đưa ra mục tiêu trong giai đoạn 5 năm tới, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng không dưới 15% để đóng góp cho tăng trưởng của đất nước.
Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 là rất khả thi bởi dư địa cho tăng trưởng của nước ta còn rất nhiều. Nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp, khu vực này sẽ đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt, việc hoàn thiện thể chế được Chính phủ xác định “đột phá của đột phá” là rất đúng và trúng. Tuy vậy, cần có những chính sách về thuế, tiếp cận đất đai và tài chính cho doanh nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng: Trong bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, việc chủ động tăng năng lực nội sinh để thúc đẩy tăng trưởng là yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm nay là khá thách thức nhưng với giải pháp triển khai quyết liệt, khó khăn, vướng mắc cho sản xuất - kinh doanh của Chính phủ sẽ dần được tháo gỡ cho doanh nghiệp. Hơn nữa, khi niềm tin vào một Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động được củng cố, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ nỗ lực để gánh vác việc lớn, việc khó đang đặt ra cho sự phát triển của đất nước qua đó trở thành lực lượng quan trọng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng 2 con số của nền kinh tế trong kỷ nguyên mới. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại leo thang. Giải pháp trọng tâm được xác định vẫn là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, ngành hàng và sản phẩm. Đặc biệt, Việt Nam có thể tận dụng ưu thế từ 17 FTA đã ký kết và gần 70 cơ chế hợp tác song phương với các nước, ngoài thị trường trọng điểm, truyền thống có thể tiếp cận thêm thị trường nhỏ, thị trường ngách. Bộ Công Thương đang nghiên cứu, dự báo, cảnh báo với hàng hóa xuất khẩu để nắm bắt vấn đề ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Mặt khác, phối hợp với địa phương thúc đẩy thương mại biên giới chuyển dần sang thương mại chính ngạch; hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản thương mại mới. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép thiết lập mới, tăng cường sự hiện diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tại thị trường tiềm năng. Các đơn vị trong Bộ sẽ phối hợp với cơ quan chức năng và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đưa ra cảnh báo với doanh nghiệp; tham mưu cho Chính phủ cũng như nâng cao năng lực doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự thích nghi với thị trường và xu hướng phát triển.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chiến lược thị trường vượt rào cản thương mại mới
10:00' - 02/03/2025
Trước bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng trước trở ngại thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tổng kết “đường găng” khó nhất dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
16:36'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổng kết công tác phối hợp, chỉ đạo, thi công tháo dỡ đê quây và kênh vào cửa lấy nước dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Doanh nghiệp
"Ông trùm" vận tải biển châu Á chi 1,45 tỷ USD mua lại công ty logistics Hà Lan
15:23'
Nhật Bản - Nippon Yusen (NYK Line) sẽ mua lại Movianto International, một công ty Hà Lan chuyên về dịch vụ hậu cần liên quan đến chăm sóc sức khỏe, với giá khoảng 1,25 tỷ euro (1,45 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
TikTok tiếp tục đối mặt cáo buộc vi phạm quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
08:59'
Noyb - nhóm vận động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet - đã đệ đơn khiếu nại mới, cáo buộc TikTok, AliExpress và WeChat không tuân thủ các yêu cầu về quyền truy cập dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Kiên định với chiến lược 3 trọng điểm
07:58'
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục trồi sụt khó lường, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục kiên định với chiến lược 3 trọng điểm để tăng tốc và về đích năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59' - 17/07/2025
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47' - 17/07/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57' - 17/07/2025
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04' - 17/07/2025
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.
-
Doanh nghiệp
BSR-hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
10:39' - 17/07/2025
Nhằm đảm bảo nguồn cung xăng E10 ra thị trường từ đầu năm 2026, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực phục hồi sản xuất nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.