Mỹ buộc tội giáo sư Trung Quốc đánh cắp công nghệ cho Huawei
Đây được coi là đòn giáng mới của chính quyền Mỹ đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc này.
Ông Bác Mậu bị lực lượng chức năng Mỹ bắt giữ tại bang Texas vào ngày 14/8 vừa qua, và được tại ngoại 6 ngày sau đó với khoản tiền bảo lãnh 100.000 USD.
Tại phiên tòa quận ở quận Brooklyn (New York) vào ngày 28/8, ông Bác Mậu đã không nhận tội.
Theo cáo buộc của nhà chức trách Mỹ, ông Bác Mậu có thỏa thuận với một công ty công nghệ không rõ danh tính tại California về việc có được một bản vi mạch với mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên, một tập đoàn công nghệ Trung Quốc không được nêu tên bị cáo buộc cố tình đánh cắp công nghệ của công ty trên và ông Bác Mậu bị cáo buộc giúp công ty Trung Quốc.
Theo nhiều nguồn tin, tập đoàn công nghệ Trung Quốc được nhắc tới là Huawei, trong khi một văn bản của tòa án cho biết công ty có liên quan đến vụ kiện là Huawei.
Ông Bác Mậu là Phó giáo sư tại Đại học Hạ Môn ở Trung Quốc, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Texas hồi năm ngoái.
Ông này trước đó đã gây sự chú ý từ rắc rối pháp lý giữa Huawei với một công ty khởi nghiệp là CNEX Labs Inc.
Theo đó, hồi tháng 12/2017, Huawei đã kiện CNEX Labs Inc. và một cựu nhân viên tên là Hoàng Nghĩa Nhân (Yiren Huang), với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại.
Yiren Huang từng là cựu giám đốc kỹ thuật tại một chi nhánh của Huawei tại Mỹ, nhưng chỉ 3 ngày sau khi thôi việc tại Huawei, người này đã tham gia việc thành lập CNEX Labs Inc vào năm 2013.
Sau đó, CNEX Labs Inc., đã kiện ngược lại Huawei và cáo buộc ông Bác Mậu đã hỏi xin một bản mạch của công ty này với mục đích nghiên cứu, song thực chất nghiên cứu đó nhằm phục vụ cho Huawei. Vụ kiện đã kết thúc vào năm 2016 mà không bên nào bị kết tội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Huawei đối mặt với các cuộc điều tra liên quan đến gian lận ngân hàng và vi phạm các lệnh trừng phạt Iran, các công tố viên Mỹ đã lật lại vụ kiện trên của CNEX.
Phía Huawei cho rằng dù công ty này không bị buộc tội, song vụ kiện chống lại ông Bo Mao, là minh chứng cho thấy hành động "truy tố có chọn lọc" của nhà chức trách Mỹ.
Hồi tháng 1 vừa qua, các công tố viên Mỹ đã công bố bản cáo trạng của tòa án Brooklyn cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại của hãng T-Mobile.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng công bố cáo trạng của tòa án Brooklyn cáo buộc tập đoàn của Trung Quốc này lừa dối các ngân hàng trên thế giới để làm ăn với Iran./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không muốn thảo luận với Trung Quốc về Huawei
15:29' - 05/09/2019
Ngày 4/9, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ không muốn thảo luận với Trung Quốc về Huawei trong bối cảnh lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực chấm dứt cuộc chiến thương mại.
-
Chuyển động DN
Huawei bác bỏ cáo buộc đánh cắp công nghệ
13:45' - 03/09/2019
Huawei Technologies Co Ltd đã bác bỏ các thông tin đăng tải trên tờ Wall Street Journal của Mỹ rằng công ty này đã đánh cắp công nghệ của một nhà phát minh người Bồ Đào Nha.
-
Chuyển động DN
Huawei đối mặt với cáo buộc mới tại Mỹ
11:39' - 30/08/2019
Các công tố viên Mỹ đang điều tra các cáo buộc về việc nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd đã đánh cắp công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.