Mỹ: Đảm bảo chuỗi cung ứng năng lượng để cạnh tranh với Trung Quốc
Tờ The Hill đăng bài viết của tác giả David Livingston, Phó Giám đốc phụ trách vấn đề khí hậu và năng lượng tại Atlantic Council, trong đó nhận định Dự luật An ninh Khoáng sản (Minerals Security Act) được giới thiệu tại Thượng viện Mỹ gần đây sẽ thúc đẩy sản xuất khoáng sản và vật liệu quan trọng của Mỹ.
Mục đích của việc này nhằm gia tăng chuỗi giá trị năng lượng và xe điện, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ trong những năm sắp tới, trong bối cảnh Trung Quốc đang vượt Mỹ trong quá trình chuyển đổi sang các công nghệ và phương tiện sử dụng năng lượng mới.
Dự luật trên - được các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lisa Murkowski (bang Alaska) và Thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Manchin (bang West Virginia) bảo trợ, cũng như nhận được sự ủng hộ của các nhà đồng bảo trợ từ lưỡng đảng - sẽ hợp lý hóa nhiều quy trình pháp lý đối với hoạt động khai thác các khoáng sản như lithium và than chì cần thiết cho các ứng dụng năng lượng sạch, xe điện và quốc phòng.
Dự luật An ninh Khoáng sản được đưa ra vào một thời điểm quan trọng. Hãng sản xuất xe ô tô điện Tesla gần đây cảnh báo về tình trạng thiếu hụt các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất pin xe điện.
Trong khi đó, Trung Quốc đang củng cố quyền kiểm soát các mỏ, nhà máy chế biến và chuỗi cung ứng rộng lớn hơn. Trung Quốc hiện là chủ sở hữu tài nguyên hàng đầu đối với 10 loại trong số các khoáng sản và vật liệu cần thiết cho công nghệ lưu trữ gió, Mặt trời và pin. Trong khi đó, Australia đứng thứ hai với 5 loại.
Mỹ không dẫn đầu trong bất kỳ tài nguyên nào trong số này, nhưng nằm trong top 5 về trữ lượng 10 loại tài nguyên khác nhau. Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, Mỹ đang làm rất ít để khai thác các tài nguyên này.
Trung Quốc hiện chiếm 2/3 sản lượng pin lithium trên toàn thế giới (so với 5% của Mỹ) và tự hào với hãng sản xuất xe điện lớn nhất thế giới BYD - chiếm tới 99% lượng xe buýt điện trên thế giới.Hoạt động khai thác có trách nhiệm và bền vững sẽ có lợi cho ngành công nghiệp Mỹ, an ninh quốc gia và sự phát triển liên tục của công nghệ năng lượng sạch cũng như giao thông trên toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ có thể và nên đi xa hơn, đặc biệt là khi nói đến một chiến lược rộng lớn hơn để đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng năng lượng sạch và vận chuyển.
Các nhà sản xuất ô tô sẽ chi 300 tỷ USD trong thập kỷ tới cho xe điện, với Trung Quốc sẵn sàng đầu tư ít nhất 136 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ chỉ chi khoảng 34 tỷ USD cho lĩnh vực sản xuất này, ít hơn 5 tỷ USD so với kế hoạch chi tiêu của các công ty Mỹ (bao gồm cả Fiat-Chrysler).
Quy mô của Trung Quốc có nghĩa là nước này sẽ đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực sản xuất pin và xe điện, cũng như trong việc thúc đẩy sự đổi mới và giảm chi phí. Tuy nhiên, Mỹ sẽ phải cố gắng cạnh tranh, thay vì nhượng lại thị trường.
Điều này có thể bắt đầu với Mỹ bằng việc mở rộng mạnh mẽ chương trình của Bộ Năng lượng nhằm cung cấp kinh phí để giúp các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp phụ tùng xe điện. Nhờ có chương trình này, hãng Nissan đã chọn bang Tennessee để sản xuất xe điện Leaf, thúc đẩy hàng tỷ USD đầu tư và tạo hàng ngàn việc làm mới.
Chương trình cũng có thể giúp tạo ra một tương lai mới cho nhà máy đã đóng cửa của tập đoàn General Motor tại thành phố Lordstown, bang Ohio. Tuy nhiên, thật không may, chương trình nói trên lại bị đề xuất loại bỏ khỏi ngân sách tài khóa năm 2020. Quốc hội Mỹ nên đấu tranh để giữ và tài trợ đầy đủ cho chương trình quan trọng nói trên.
Tác giả bài viết cho rằng Quốc hội Mỹ nên xem xét cải cách tín dụng thuế đối với xe điện nhằm mang lại lợi ích tốt hơn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời có chính sách khuyến khích đổi mới hơn nữa.
Các nhà hoạch định chính sách cũng nên mở rộng tín dụng pin nhiên liệu hydro để mang lại cho doanh nghiệp sự chắc chắn lâu dài mà họ cần để thương mại hóa công nghệ then chốt này, điều có thể làm giảm bớt lo ngại về lỗ hổng trong chuỗi cung ứng lithium sử dụng trong sản xuất pin xe ngày nay. Mỹ cần làm nhiều hơn để thương mại hóa các loại pin ít phụ thuộc vào các tài nguyên quan trọng, qua đó giảm dần sự phụ thuộc vào chúng.
Điều này có thể được thực hiện thông qua chương trình hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Mỹ có thể bắt kịp để đảm bảo năng lượng sạch trong tương lai. Dự luật An ninh Khoáng sản là bước đầu tiên vững chắc và cũng không phải là cuối cùng của Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ xây nhà máy thu khí CO2 từ không khí để khai thác dầu
13:02' - 22/05/2019
Giám đốc điều hành Carbon Engineering Steve Oldham cho biết lượng CO2 thu được từ không khí sẽ được dùng để khai thác dầu từ những mỏ nằm sâu dưới lòng đất.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung “tăng nhiệt”
14:43' - 21/05/2019
Việc Chính phủ Mỹ liên tiếp nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei thời gian gần đây có nguy cơ làm cho bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và công nghệ trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Ngân hàng
Fed theo dõi chặt diễn biến nợ của doanh nghiệp tại Mỹ
11:35' - 21/05/2019
Fed đang theo dõi chặt chẽ diễn biến nợ của doanh nghiệp, song chưa thấy xuất hiện những rủi ro có thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính như hồi năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Đối tượng gánh nhiều hậu quả nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:00' - 21/05/2019
Chủ đề vẫn được các báo tiếp tục theo dõi là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang căng thẳng với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, trong khi các cuộc đàm phán rơi vào “điểm chết”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này