Đối tượng gánh nhiều hậu quả nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Liệu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung rồi sẽ đi đến đâu? Dường như đây là câu hỏi chung của những ai quan tâm đến cuộc đối đầu kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh. Những đòn tấn công ồ ạt của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào hàng của Trung Quốc vừa rồi và sắp tới đây, theo báo Les Echos, sẽ có thể tác động đến chính người tiêu dùng Mỹ.
Lâu nay, Trung Quốc và Mỹ đã có những căng thẳng thương mại, trong lúc cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều cùng muốn gia tăng ảnh hưởng toàn cầu. Kể từ năm ngoái, hai bên đã tung ra biểu thuế quan đánh vào lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD của nhau. Gần đây, người ta đã cảm thấy lạc quan về viễn cảnh đạt được một thỏa thuận song phương, thế nhưng tình trạng căng thẳng lại bùng lên trong những tuần gần đây.
Phát biểu tại Hội nghị Đối thoại Văn minh châu Á đang được tổ chức tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia hãy cởi mở với nhau và các nền văn minh khác nhau không buộc phải đụng độ nhau.
Ông Tập phát biểu tại sự kiện do Ban Tuyên giáo Trung Quốc tổ chức: “Việc nghĩ rằng chủng tộc và văn hóa của mình là thượng đẳng và muốn làm thay đổi hoặc thậm chí thay thế các nền văn minh khác là ngu ngốc trong cách nghĩ và là thảm họa trong thực tế. Không có sự đụng độ giữa các nền văn minh khác nhau, chúng ta chỉ cần để mắt tới việc tôn trọng vẻ đẹp của mọi nền văn minh”.
Ông Tập nói thêm Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng cởi mở hơn với thế giới: “Trung Quốc ngày nay không chỉ là Trung Quốc của Trung Quốc. Đó là Trung Quốc của châu Á, và là Trung Quốc của thế giới. Trung Quốc trong tương lai sẽ có quan điểm thậm chí còn cởi mở hơn nữa đối với thế giới”.
Hội nghị diễn ra ngày 15/5 có sự tham dự của Tổng thống các nước Hy Lạp, Sri Lanka và Singapore. Đây được coi là một phần nỗ lực của Trung Quốc trong việc làm mềm mại bớt hình ảnh của mình.
Quốc gia này đã bị chỉ trích ở nước ngoài về việc kiểm soát không gian mạng gắt gao, về dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường vốn nhằm mở rộng các mối liên kết thương mại toàn cầu và các đối xử của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo tại khu vực Tân Cương, bên cạnh các vấn đề khác nữa.
Trung Quốc ngày 13/5 cho biết sẽ tăng thuế đối với hàng xuất khẩu trị giá 60 tỷ USD của Mỹ, khiến thị trường chứng khoán rối loạn. Nhưng sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông dự kiến sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Ông cũng nói chưa quyết định có đánh thuế thêm 325 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc hay không.
Trong cuộc họp báo ngày 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết: “Hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Quốc duy trì liên lạc qua nhiều phương tiện khác nhau”. Nhưng khi được hỏi liệu Trung Quốc có chuẩn bị cho cuộc gặp Tập-Trump hay không, ông Cảnh nói: “Hiện tại tôi không có thông tin nào về câu hỏi này”.
Mỹ đã quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ ngày 10/5, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh toan tính đàm phán lại thỏa thuận thương mại. Cuộc khẩu chiến giữa hai bên gia tăng sau khi vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung mới nhất kết thúc tại Washington vào tuần trước mà không đạt được thỏa thuận nào.
Ông Trump cảnh báo Trung Quốc không tăng thuế và kêu gọi doanh nghiệp Mỹ mua hàng hóa từ các quốc gia khác như Việt Nam. Nhưng ông Cảnh Sảng nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc “sẽ không bao giờ đầu hàng trước áp lực bên ngoài”. Từ ngày 1/6, Trung Quốc sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Mỹ như thịt bò, thịt cừu và các chế phẩm thịt lợn, cũng như nhiều loại rau, nước ép trái cây, dầu ăn, trà và cà phê.
Cùng với việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc, ông Trump chỉ đạo Bộ Thương mại Mỹ “bắt đầu quá trình tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc”.
Mỹ công bố danh sách những sản phẩm bổ sung của Trung Quốc có thể phải đối mặt với mức áp thuế cao hơn. Nhưng sau phản ứng của Trung Quốc, ông Trump nói rằng ông “chưa đưa ra quyết định” về việc có nên tiếp tục các mức thuế bổ sung hay không. Ông cũng nói Mỹ có “quan hệ rất tốt” với Trung Quốc và hai bên sẽ hội đàm tại hội nghị G20 vào ngày 28-29/6.
*Đầu tư sụt giảm
Theo nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos (Pháp), khác với làn sóng tăng thuế trước, khi người tiêu dùng Mỹ cuối cùng không bị tác động nhiều lắm, đợt tấn công lần này liên quan đến nhiều mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, quần áo, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị tin học, điện thoại, máy ảnh…
Báo trên dẫn ý kiến của ông Rick Helfenbein, Chủ tịch American Apparel &Footwear Association, một hiệp hội đại diện cho cả ngàn nhãn hiệu quần áo, khẳng định: “Siết chặt và đưa thêm hàng tiêu dùng vào cuộc chiến thương mại, Tổng thống Trump cho thấy ông không quan tâm đến việc giá cả gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cũng như hàng triệu lao động Mỹ". Hiệp hội này ước tính mỗi năm một gia đình 4 người ở Mỹ sẽ phải chi thêm 2.300 USD cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Một hậu quả khác của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng được Les Echos nêu ra, đó là đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2018 đã giảm 80%, do tâm lý nghi kỵ và thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi các quyết định trừng phạt lẫn nhau.
Bắc Kinh đã kêu gọi một loạt tập đoàn lớn đang hoạt động mạnh ở Mỹ không những ngừng đầu tư mà còn thoái bớt vốn đầu tư để đề phòng tình hình tài chính xấu. Ở chiều ngược lại, đầu tư Mỹ vào Trung Quốc cũng giảm xuống 12,9 tỷ USD trong năm 2018, so với 14,1 tỷ USD của năm 2017.
Ông Hervé Goulletquer, Giám đốc viện nghiên cứu Asset Management, thuộc ngân hàng Banque Postale của Pháp, nhận định: “Trong ván bài này tất cả mọi người đều có thể thua. Vì không giống những gì ông Trump nói, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá cao hơn do thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng".
Giá tiêu dùng tăng sẽ đẩy lạm phát lên cao và khi đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ buộc phải đẩy lãi suất ngân hàng lên và điều này sẽ làm chậm các hoạt động kinh tế. Tóm lại, Tổng thống Donald Trump phải chứng minh ông có thể đạt được “thỏa thuận tốt” thay vì phải đẩy cuộc chiến tranh đi quá xa./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hàng loạt công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ ngừng cung cấp linh kiện cho Huawei
13:08' - 20/05/2019
Các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ đã ngừng cung cấp phần mềm và các linh kiện quan trọng cho tập đoàn công nghệ Huawei.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Trung Quốc nhận định về cuộc chiến thương mại với Mỹ
18:23' - 19/05/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, giới chuyên gia Trung Quốc nhận định xung đột thương mại Trung - Mỹ, kéo dài hơn 1 năm qua, hiện đang trong giai đoạn căng thẳng nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hối thúc Mỹ không đi quá xa trong việc gây tổn hại tới lợi ích của Bắc Kinh
10:50' - 19/05/2019
Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc Mỹ gần đây đã có những phát biểu và hành động gây tổn hại tới lợi ích của Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ nếu Mỹ và Trung Quốc không sớm đạt thỏa thuận
05:30' - 19/05/2019
Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong một cuộc chiến thương mại kéo dài với việc đôi bên gia tăng áp thuế vào hàng hoá nhập khẩu của nhau, làm dấy lên lo ngại nó sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08' - 26/06/2022
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45' - 26/06/2022
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45' - 26/06/2022
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.