Mỹ: Đảng Dân chủ có đang "phớt lờ" lạm phát?
Khi mà Tổng thống Biden đang nói về việc giá dầu và khí đốt giảm đáng kể thì Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã phải thừa nhận rằng đã đến lúc ngừng coi lạm phát "chỉ là vấn đề tạm thời".
Tuy nhiên, bất kể chính quyền ông Biden tuyên truyền như thế nào, tình hình thực tế cho thấy rõ một điều là các chính sách của đảng Dân chủ đang khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.Có lẽ Tổng thống Biden đã nghĩ về một đồ thị do Ủy ban Vận động tranh cử của đảng Dân chủ (DCCC) công bố trên Twitter cho thấy giá xăng đã giảm mạnh 2 xu Mỹ/gallon trong thời gian hai tuần và cho rằng điều đó đã bù đắp cho việc giá xăng tăng hơn 1 USD/gallon trong năm qua.Tuy nhiên, lạm phát không phải là “trò đùa” đối với các gia đình Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây của công ty tư vấn và phân tích Gallup cho thấy 45% hộ gia đình Mỹ đang gặp khó khăn vì lạm phát, bao gồm 71% hộ gia đình có thu nhập thấp. Điều này là rất tệ hại và tình hình có thể sẽ không được cải thiện trong một thời gian ngắn.Tình trạng lạm phát hiện nay không phải là điều bất ngờ. Trong suốt năm 2020, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn hơn 3.400 tỷ USD tiền cứu trợ khẩn cấp để chống lại dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Đó là một phản ứng lập pháp quan trọng được đưa ra tại thời điểm đó để đối phó với đại dịch, giúp duy trì khả năng phục hồi của nền kinh tế khi người dân chuyển sang trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, Quốc hội dường như đã lạm dụng quá mức việc chi tiêu không kiểm soát và không thể dừng lại khi cần thiết. Từ năm 2021 đến nay, đảng Dân chủ với lợi thế kiểm soát Nhà Trắng và hai viện Quốc hội, đã nhanh chóng thông qua một dự luật kích thích kich tế trị giá 1.900 tỷ USD nhằm cung cấp rất nhiều tiền "cứu trợ" không cần thiết cho các bang và thực hiện các chính sách gây lãng phí khác.Mức chi tiêu này đủ để đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong hơn 30 năm. Chắc chắn có những yếu tố khác cũng có tác động trong vấn đề này, đặc biệt là sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng nhưng khó có thể tưởng tượng rằng việc chi tiêu hàng ngàn tỷ USD trong hai năm liên tiếp không làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.Thế nhưng, những gì Quốc hội Mỹ đã làm là tiếp tục thông qua thêm một dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD. Điều này rõ ràng sẽ không mang lại lợi ích rõ rệt cho nền kinh tế theo mô hình ngân sách Penn-Wharton. Mặc dù Nhà Trắng khẳng định rằng đã tìm được nguồn ngân sách cho các khoản chi này, song đây chỉ là một cách nói tránh của việc chi tiêu một số tiền khổng lồ và tăng thu thuế ở mức tương xứng để không làm tăng thâm hụt ngân sách.Đó cũng là nội dung tuyên truyền chính thức về chương trình “Build Back Better Plan” (Kế hoạch Xây dựng lại Tốt hơn)” của chính quyền Tổng thống Biden mà đảng Dân chủ sẽ tập trung thúc đẩy trong thời gian tới.Rõ ràng, chương trình này sẽ không thể tránh được gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách, thậm chí còn không thể cân đối được nguồn thu như đang được tuyên truyền rộng rãi. Mặc dù Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính rằng dự luật chỉ làm tăng thêm 367 tỷ USD vào khoản nợ công của Mỹ trong vòng 10 năm, nhưng con số trên thực tế sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính đến yếu tố thời điểm.Ví dụ rõ ràng nhất nhưng không phải là duy nhất về điều này là việc chính quyền Tổng thống Biden nâng mức trần về khoản khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương (SALT). Bằng cách tận dụng lợi thế là mức trần 10.000 USD hiện tại sẽ hết hạn vào năm 2025, đảng Dân chủ có thể yêu cầu CBO đưa ra đề xuất nâng mức trần với lý do tỷ lệ tăng doanh thu sẽ tăng sau năm 2025. Do đó, trên thực tế đây là một chính sách rất tốn kém, mang lại lợi ích cho những người giàu có nhất, được thể hiện dưới hình thức giảm thuế doanh thu trên bảng cân đối kế toán của CBO.Nói chung, các hộ gia đình Mỹ đang một lần nữa cân nhắc về một dự luật mà sẽ không chỉ làm tăng mạnh nợ quốc gia, mà còn bơm thêm một lượng lớn tiền mặt vào trong một nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Đó dường như là một chính sách đi ngược lại lợi ích của người dân Mỹ./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát cao ở Mỹ có thể giảm trong thời gian tới?
15:08' - 13/12/2021
Lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao trong gần 40 năm, nhưng giới quan sát kỳ vọng tình hình sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
-
Ngân hàng
Tài sản hộ gia đình Mỹ tăng cao kỷ lục
10:07' - 11/12/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết tài sản hộ gia đình Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong quý III/2021, đạt 144.700 tỷ USD.
-
Tài chính
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật mở đường cho việc nâng trần nợ công
10:24' - 10/12/2021
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật có hiệu lực một lần cho phép đảng Dân chủ nâng trần vay nợ của quốc gia mà không cần phiếu ủng bộ từ đảng Cộng hòa, qua đó tránh nguy cơ Chính phủ Mỹ vỡ nợ
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.