Mỹ đền 1.900 tỷ USD cho doanh nghiệp không dùng thiết bị của Huawei và ZTE
Ngày 13/7, Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua chương trình trị giá 1.900 tỷ USD nhằm đền bù cho hầu hết các hãng viễn thông nội địa bị thiệt hại khi không sử dụng các thiết bị của hai công ty Trung Quốc Huawei và ZTE.
Tháng 6 năm ngoái, FCC đưa hai tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc là Huawei và ZTE vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời tuyên bố cấm các công ty của Mỹ sử dụng khoản ngân sách của chính phủ trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ những công ty này.
Tháng 12 năm ngoái, FCC đã thông qua quy định yêu cầu các hãng viễn thông Mỹ có thiết bị của ZTE và Huawei phải "gỡ bỏ hoặc thay thế" thiết bị này.
Phát biểu với báo giới, quyền Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel nhấn mạnh thiết bị này có thể bị các yếu tố nước ngoài "thao túng, gây gián đoạn hoặc kiểm soát" gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
FCC sẽ đánh giá từng mạng lưới viễn thông và trạm phát sóng cho tới khi loại bỏ những thiết bị mà Mỹ cho rằng có thể phương hại an ninh quốc gia.
Quyết định trên của FCC mở rộng danh sách các công ty đủ điều kiện được hoàn tiền, thay vì chỉ hoàn tiền cho những công ty có tối đa 2 triệu khách hàng, quy định mới đưa các công ty có tối đa 10 triệu khách hàng vào diện này.
Tháng 9 năm ngoái, FCC ước tính các công ty viễn thông nhỏ của Mỹ có thể phải tốn khoảng 1,84 tỷ USD nhằm loại bỏ và thay thế các thiết bị gây lo ngại về bảo mật của Huawei và ZTE.
Trong một phản ứng đầu tiên, Huawei nhấn mạnh các quy định này của FCC thực chất chỉ tạo ra thách thức lớn cho các hãng viễn thông nhỏ địa phương ở vùng nông thôn nước Mỹ muốn duy trì dịch vụ chất lượng cao mà không bị gián đoạn.
Trước đó, Trung Quốc đã phản đối FCC thông qua kế hoạch cấm mua thiết bị mạng viễn thông của các công ty Trung Quốc bị cho là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ như Huawei và ZTE.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) khẳng định dù không có bằng chứng, nhưng Mỹ "vẫn lấy cớ an ninh quốc gia và quyền lực nhà nước để trấn áp các công ty của Trung Quốc".
Về phần mình, người phát ngôn tập đoàn viễn thông Huawei chỉ trích động thái trên của FCC "là sai lầm và không cần thiết".
Cùng với Huawei và ZTE, tháng 3 năm nay, FCC đã đưa thêm 3 công ty Trung Quốc vào danh sách các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia theo đạo luật ra đời năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng lưới viễn thông của Mỹ.
Các công ty này gồm Tập đoàn Viễn thông Hytera, Công ty Công nghệ số Hangzhou Hikvision và Công ty Công nghệ Dahua.
Đạo luật năm 2019 yêu cầu FCC phải xác định những công ty sản xuất các thiết bị và dịch vụ viễn thông có khả năng đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Mỹ cấm các doanh nghiệp viễn thông trong nước mua thiết bị của Huawei, ZTE
10:48' - 01/07/2020
Ủy ban Truyền thông Liên bang tuyên bố cấm các công ty của Mỹ sử dụng khoản ngân sách của chính phủ trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ những công ty của Huawei và ZTE của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ đề xuất hỗ trợ 1 tỷ USD cho việc thay thế thiết bị của Huawei
11:15' - 25/09/2019
Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ đã đề xuất một dự luật về việc cấp 1 tỷ USD cho các nhà cung cấp mạng không dây nhỏ ở vùng nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam - VINATEX tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”
22:15' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Petrovietnam tổ chức Lễ ký Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm giữa VNPOLY với các đơn vị thành viên của VINATEX và Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – CTCP (PVCHEM).
-
Doanh nghiệp
Tổng kết “đường găng” khó nhất dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
16:36' - 18/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổng kết công tác phối hợp, chỉ đạo, thi công tháo dỡ đê quây và kênh vào cửa lấy nước dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Doanh nghiệp
"Ông trùm" vận tải biển châu Á chi 1,45 tỷ USD mua lại công ty logistics Hà Lan
15:23' - 18/07/2025
Nhật Bản - Nippon Yusen (NYK Line) sẽ mua lại Movianto International, một công ty Hà Lan chuyên về dịch vụ hậu cần liên quan đến chăm sóc sức khỏe, với giá khoảng 1,25 tỷ euro (1,45 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
TikTok tiếp tục đối mặt cáo buộc vi phạm quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
08:59' - 18/07/2025
Noyb - nhóm vận động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet - đã đệ đơn khiếu nại mới, cáo buộc TikTok, AliExpress và WeChat không tuân thủ các yêu cầu về quyền truy cập dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Kiên định với chiến lược 3 trọng điểm
07:58' - 18/07/2025
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục trồi sụt khó lường, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục kiên định với chiến lược 3 trọng điểm để tăng tốc và về đích năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59' - 17/07/2025
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47' - 17/07/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57' - 17/07/2025
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04' - 17/07/2025
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.