Mỹ: Giới chuyên gia đánh giá về chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden
Trong đó, đáng chú ý là 7 trụ cột trong chính sách đối ngoại do truyền thông Mỹ khái quát.
Theo trang mạng Newyorker, trong 7 trụ cột của chính sách đối ngoại, ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Biden là tạo sức sống trở lại cho liên minh xuyên Đại Tây Dương, đây cũng là điều mà châu Âu mong đợi, đặc biệt là trong bối cảnh Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trụ cột thứ hai là tích cực cải thiện quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Trụ cột thứ ba là tái gia nhập các các hiệp ước và thể chế quốc tế.
Theo đó, kế hoạch đầu tiên của ông Biden là việc trở lại Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để định hình phản ứng toàn cầu mạnh mẽ hơn đối với đại dịch COVID-19. Trụ cột thứ tư là thực hiện cam kết khôi phục vai trò của Mỹ với tư cách là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.
Tiếp đến là đề cao vai trò của các quốc gia vừa và nhỏ. Trụ cột cuối cùng là thúc đẩy chủ nghĩa toàn cầu, coi đây sẽ là trọng tâm trong cách tiếp cận của ông đối với các vấn đề như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với khả năng phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn thế giới và chủ nghĩa khủng bố.
Chuyên gia Elizabeth Freund Larus - Giáo sư Khoa học Chính trị và Các vấn đề quốc tế của Đại học Mary Washington đánh giá, cũng giống như các tổng thống tiền nhiệm, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai chính sách đối ngoại. Trong đó, thách thức đầu tiên sự phản đối từ các thành viên của đảng Cộng hòa trong Quốc hội.
Theo chuyên gia này, trong lịch sử Mỹ, cơ quan hành pháp sẽ đóng vai trò lớn hơn Quốc hội trong việc xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của Quốc hội trong vấn đề này là không thể phủ nhận nhằm đảm bảo hệ thống chính trị cân bằng tại Mỹ, điển hình là việc Quốc hội có thể phê chuẩn hoặc bác bỏ các hiệp ước.
Ngoài ra, theo chuyên gia Elizabeth Freund Larus, thách thức tiếp theo đối với việc triển khai chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden là sự hoài nghi của những người phản đối ông. Họ có thể viện dẫn rằng chính sách đối ngoại của các tổng thống tiền nhiệm thuộc đảng Dân chủ đã thất bại và việc quay trở lại những chính sách này cũng đồng nghĩa với khả năng thất bại trong tương lai.
Điển hình là việc họ có thể hoài nghi về hiệu quả của việc tích cực cải thiện quan hệ với NATO khi các thành viên khác của liên minh quân sự này không đóng góp đủ ngân sách hoạt động cho khối.
Đối với trụ cột thứ ba, những người chỉ trích ông Biden sẽ cho rằng việc ông Biden tin tưởng vào tổ chức quốc tế là sai lầm, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại diễn đàn của các tổ chức này, nhất là Liên hợp quốc.
Trong khi đó, chuyên gia Richard Haass của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ nhận định chính quyền ông Biden cũng khó có thể loại bỏ hoàn toàn một số chính sách dưới thời của ông Trump, bởi ông Trump đã để lại nhiều di sản trong chính sách đối ngoại.
Đáng chú ý, trang mạng Axios của Mỹ dẫn lời một số cố vấn của ông Joe Biden cho biết, ông Biden phản đối gần như toàn bộ các sáng kiến ngoại giao của ông Trump, nhưng sẽ giữ lại một chính sách, đó là Thỏa thuận hòa bình Abraham.
Tuy nhiên, chính quyền mới tại Mỹ sẽ đối diện với thách thức không nhỏ trong các bước đi cân bằng ở Trung Đông. Bản thân muốn tạo dựng quan hệ hữu hảo với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, thúc đẩy quan hệ Israel với khối Arab, nhưng ông Biden cũng lại muốn duy trì triển vọng giải pháp hai nhà nước.
Như vậy, về cơ bản, giới chuyên gia đã đề cập đến những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden ngay từ những ngày đầu cầm quyền. Những trụ cột này cho thấy mặc dù có thể tiếp tục duy trì một số chính sách đối ngoại dưới thời cựu Tổng thống Trump, song về cơ bản, ông Biden sẽ đảo ngược nhiều chính sách đối ngoại do chính quyền tiền nhiệm hoạch định trước đó, điều này khiến cục diện chính trị thế giới sẽ trở nên khó lường hơn trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: FED cam kết duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ phục hồi kinh tế
07:50' - 28/01/2021
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết FED sẽ duy trì mức lãi suất cho vay ở mức gần 0% và cam kết tiếp tục tăng cường mua trái phiếu chính phủ
-
Đời sống
Người tiêu dùng Mỹ tin tưởng hơn vào tương lai của nền kinh tế
12:31' - 27/01/2021
Một cuộc khảo sát mới công bố cho thấy, dù vẫn bi quan về tình trạng của nền kinh tế đang chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19, người tiêu dùng Mỹ đã cảm thấy tình hình sẽ khởi sắc vào giai đoạn tới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc họp đầu tiên của Fed dưới thời tân Tổng thống Mỹ nhận được nhiều sự quan tâm
12:30' - 27/01/2021
Một tuần sau chính phủ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden “tiếp quản”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khai mạc cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2021 ngày 26-27/1, tập trung vào phục hồi kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.