Mỹ lo ngại vai trò thống trị của Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng
Phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng năm 2024 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tổ chức tại Paris (Pháp), Bộ trưởng Granholm cho biết Mỹ đang cập nhật các quy định, bao gồm luật khai thác mỏ 150 năm tuổi để đảm bảo việc khai thác bền vững và hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng chất quan trọng.
Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với những đối tác như Australia, Canada… để đa dạng hóa nguồn cung và hợp tác là một trong những chủ đề mà Mỹ nêu ra tại hội nghị IEA. Trước đây IEA đã cảnh báo rằng nguồn cung ngày nay không đủ để chuyển đổi ngành năng lượng. Đó là bởi vì có sự tập trung về mặt địa lý tương đối cao trong việc sản xuất nhiều nguyên tố chuyển tiếp năng lượng.
Ví dụ, hầu hết trữ lượng đất hiếm đều nằm ở Trung Quốc, trong khi Việt Nam, Brazil và Nga cũng là những quốc gia có nguồn đất hiếm lớn tính theo trữ lượng.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu về khoáng sản và nguyên liệu thô quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng tăng vọt, việc sử dụng các kim loại như nickel, đồng, lithium và cobalt rất đa dạng, bao gồm cả xe điện, tuabin gió và các tấm pin Mặt trời.
Trung Quốc là nước dẫn đầu trong chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chiếm khoảng 60% sản lượng khoáng sản và nguyên liệu đất hiếm trên thế giới. Các quan chức Mỹ trước đây đã cảnh báo điều này đặt ra một thách thức chiến lược trong bối cảnh chuyển đổi sang các nguồn năng lượng carbon thấp.
Khi được hỏi Mỹ có thể tăng cường hợp tác và sản xuất nhanh đến mức nào để đảm bảo không bị thua cuộc trong cuộc đua khoáng sản quan trọng, bà Granholm cho rằng hợp tác sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề này, nếu sản xuất tại Mỹ sẽ mất nhiều thời gian hơn và đó là lý do Mỹ đang hợp tác rất chặt chẽ với các đồng minh về các khoáng sản quan trọng để thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch.- Từ khóa :
- Mỹ
- trung quốc
- khoáng sản
- năng lượng sạch
- đất hiếm
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Viện IW: Lượng vốn FDI của Đức vào Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục
08:00' - 15/02/2024
Chỉ riêng từ năm 2021 đến năm 2023, các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Trung Quốc nhiều bằng thời kỳ 2015-2020.
-
Tài chính
Nguyên nhân giá tiêu dùng tại Trung Quốc sụt giảm mạnh
08:50' - 14/02/2024
Trung Quốc rơi vào giảm phát vào tháng 7/2023, lần đầu tiên kể từ năm 2021 và giá chỉ tăng vào tháng 8/2023, sau đó liên tục giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Một loạt doanh nghiệp Mỹ hạ dự báo triển vọng kinh doanh do bất ổn kinh tế
14:08'
Một loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ mới đây đã điều chỉnh dự báo kết quả kinh doanh, phản ánh những thách thức kinh tế đang gia tăng, từ thuế quan mới đến sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo thuế quan Mỹ tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu
13:21'
Tăng trưởng kinh tế chậm lại kết hợp với nguy cơ lạm phát gia tăng có thể khiến nước Mỹ từ vị thế dẫn đầu toàn cầu trở thành lực cản đối với phần còn lại của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm cách tránh thuế “có đi có lại” của Mỹ
12:29'
Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết những lo ngại của nước này về thuế quan trong các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thử nghiệm mở cửa giáo dục, văn hóa để thu hút đầu tư nước ngoài
12:29'
Để thực hiện tốt công tác ổn định vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ mở rộng thử nghiệm mở cửa một cách ổn định và có trật tự trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng thông báo kế hoạch áp đặt các mức thuế cao
11:05'
Thư ký Báo chí Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, cho biết Tổng thống Trump “đã rất rõ ràng về kế hoạch vào ngày 2/4. Sẽ có những thông báo quan trọng liên quan đến thương mại đối ứng”.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump ký lệnh hành pháp tăng sản lượng khoáng sản
10:22'
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh xung đột thương mại đang leo thang với Trung Quốc, Canada và các nhà sản xuất khoáng sản lớn khác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà sản xuất Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch ECB kêu gọi tăng cường hội nhập thương mại
10:09'
Mới đây, ECB đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone có thể đạt 0,9% trong năm 2025, sau đó tăng lên 1,2% vào năm 2026 và 1,3% vào năm 2027.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế số của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh
09:46'
Thời gian tới, Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng các kịch bản ứng dụng của nền kinh tế số, khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt trong giáo dục, y tế.
-
Kinh tế Thế giới
EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ
09:44'
Liên minh châu Âu (EU) đã lùi thời hạn áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu hồi đầu tháng.