Mỹ phủ nhận căng thẳng thương mại với Trung Quốc gây bất đồng G7
Tuy nhiên, ông sẽ kiềm chế nguy cơ căng thẳng tiếp tục leo thang hiện nay.
Phát biểu trước báo giới tại Biarritz , Pháp, nơi đang diễn ra các cuộc gặp trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Trump nhận định các nước quan tâm tới cuộc cạnh tranh thương mại này. Tuy nhiên, ông không nhận được các ý kiến chỉ trích của lãnh đạo các nước về vấn đề này.
Tổng thống Trump cũng để ngỏ khả năng "hạ giọng" trong vấn đề này khi nói rằng ông có thể trì hoãn việc ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia để viện dẫn một đạo luật cho phép tổng thống quyền ra lệnh cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Ông nói: "Tôi có quyền làm điều đó nếu tôi muốn. Tôi có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Nhưng tôi chưa có ý định làm điều đó bây giờ."
Trên thực tế, các nước thành viên G7, trong đó gồm Anh, Canada, Đức, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ, đã nhiều lần đều bày tỏ lo ngại về mối đe dọa từ cạnh tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Tại cuộc gặp ăn sáng 25/8 với Tổng thống Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói với Tổng thống Trump rằng các nước không muốn đánh thuế tất cả các mặt hàng và ủng hộ các quan hệ thương mại hòa thuận.
Ngay trước khi diễn ra hội nghị G7, ngày 23/8, Tổng thống Trump đã thông báo nước này sẽ đáp trả quyết định mới nhất của Trung Quốc về việc áp thuế bổ sung đối với hàng hóa trị giá 75 tỷ USD của Mỹ. Theo đó, các quyết định đánh thuế của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc thời gian tới sẽ tăng thêm 5%.
Tổng thống Trump đã chỉ trích quyết định mới nhất của Bắc Kinh, đồng thời khẳng định Washington sẽ có hành động mạnh mẽ. Theo ông, Mỹ sẽ nâng thuế từ 25% lên 30% nhằm vào số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc từ ngày 1/10 tới. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ nâng mức thuế từ 10% lên 15% nhằm vào số hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD từ ngày 1/9.
Những phản ứng mới nhất từ phía Mỹ được đưa ra sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Với quyết định này, từ ngày 1/9, sẽ có 5.078 mặt hàng của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó nông sản, dầu thô, máy bay cỡ nhỏ... sẽ phải chịu mức thuế bổ sung từ 5-10%. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ nối lại việc áp thuế bổ sung 25% hoặc 5% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 15/12 tới.
Ngoài vấn đề thương mại, trong cuộc gặp cùng ngày, Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Johnson cũng đã trao đổi về tập đoàn Huawei và công nghệ 5G. Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết: "Tổng thống và Thủ tướng cũng đã đề cập đến các vấn đề an ninh toàn cầu mà 2 bên quan tâm, đặc biệt là mối đe dọa của Iran đối với tự do hàng hải ở vùng Vịnh, tình hình căng thẳng ở Hong Kong, mạng 5G và Huawei, sự bất ổn ở Libya và khu vực Sahel"./.
>> Học giả Mỹ kêu gọi Washignton và Bắc Kinh đối thoại chân thành
- Từ khóa :
- chiến tranh thương mại
- mỹ
- trung quốc
- hội nghị g7
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thái Lan thu hút các công ty bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại
13:35' - 25/08/2019
Chính phủ Thái Lan vừa chỉ đạo Ủy ban Đầu tư Thái Lan soạn thảo các gói khuyến khích mới nhằm hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi thương chiến Mỹ-Trung muốn di chuyển cơ sở sản xuất đến Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến tranh thương mại của Tổng thống Trump đe dọa châu Âu
06:30' - 03/08/2019
Trong những tháng gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn với các nước Liên minh châu Âu (EU) vì cho rằng mối quan hệ thương mại giữa hai bên là không cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Fed cảnh báo tăng trưởng kinh tế đình trệ vì chiến tranh thương mại
21:09' - 07/07/2019
Theo Fed, những bất ổn do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động tiêu cực đến đầu tư doanh nghiệp và hoạt động chế tạo, khiến tăng trưởng kinh tế đình trệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các khu kinh tế đặc biệt của Indonesia thu hút hơn 5,5 tỷ USD vốn đầu tư
14:53'
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) của Indonesia đã thu hút 90,1 nghìn tỷ Rp (5,5 tỷ USD) vốn đầu tư mới và tạo ra 47.747 việc làm trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
14:06'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
13:23'
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:59'
Trong bối cảnh giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn châu Âu khoảng 4 lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo nguy cơ thảm khốc từ xung đột thương mại
07:58'
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo các cuộc xung đột thương mại từ việc áp thuế, xuất phát từ các đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46' - 23/01/2025
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.