Mỹ ra sắc lệnh hành chính về những lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên
Theo đó Mỹ để ngỏ khả năng mở rộng danh sách đen những cá nhân và thực thể có hoạt động kinh doanh với Triều Tiên, trong đó có cả hoạt động vận chuyển đường biển và các mạng lưới thương mại, siết chặt hơn nữa việc giám sát các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Điều đáng chú ý là ông Trump đã không gây sức ép lên Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, mà thay vào đó tán dương việc ngân hàng trung ương nước này chỉ đạo cho các ngân hàng Trung Quốc ngừng giao dịch với Triều Tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu trước báo giới sau bữa ăn trưa cùng các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Trump tuyên bố: "Sắc lệnh hành pháp mới của chúng tôi sẽ cắt đứt các nguồn thu nhập tài trợ cho những nỗ lực của Triều Tiên nhằm phát triển vũ khí hủy diệt loài người".
Theo Tổng thống Trump, các mặt hàng dệt may, đánh bắt cá, công nghệ thông tin và các ngành chế tạo của Triều Tiên nằm trong những lĩnh vực mà Mỹ có thể nhằm mục tiêu. Sắc lệnh này củng cố quyền lực của Bộ Tài chính trong việc nhắm vào những đối tượng thực hiện "nhiều hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ với Triều Tiên".
Tuy nhiên, ông Trump không đề cập đến hoạt động giao dịch dầu lửa của Bình Nhưỡng.
Trước đây, Washington sử dụng những biện pháp tương tự trên để trừng phạt Iran, dẫn đến việc nhiều công ty quyết định hủy bỏ thương mại với Tehran do lo sợ bị gạt khỏi hệ thống tài chính của Mỹ.
Cho tới nay, Mỹ vẫn tránh áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự với Triều Tiên, song với sắc lệnh trên, chính quyền ông Trump đã phát đi tín hiệu rằng họ không chấp nhận Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành vi khiêu khích.
Tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra sau khi một số cường quốc quan trọng trên thế giới công bố những biện pháp tương tự để gây áp lực lên Triều Tiên. Theo các nguồn tin ngoại giao, Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/9 đã nhất trí về các biện pháp trừng phạt bổ sung chống Triều Tiên nhằm đáp trả việc nước này thử vũ khí hạt nhân.
Các biện pháp trừng phạt mới sẽ bổ sung cho các lệnh trừng phạt được Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra tuần qua, theo đó cấm hoàn toàn các doanh nghiệp châu Âu xuất khẩu dầu sang Triều Tiên cũng như tiến hành hoạt động đầu tư tại quốc gia Đông Bắc Á này.
Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên đạt khoảng 3 tỷ USD, nguồn thu nhập sống còn cho chế độ này.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, khi cùng ngồi với ông Trump và phái đoàn hai nước, đã bày tỏ tin tưởng rằng lời cảnh báo Bình Nhưỡng của Tổng thống Mỹ trong bài phát biểu của ông tại ĐHĐ LHQ hôm 19/9 "cũng sẽ góp phần làm thay đổi Triều Tiên".
Ông Trump đã cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng nếu bị đe dọa, Mỹ sẽ "hủy diệt hoàn toàn" quốc gia 26 triệu dân này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc xem xét các biện pháp gia tăng sức ép với Triều Tiên
18:25' - 21/09/2017
Chính phủ Hàn Quốc có đang hoạch định các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Triều Tiên phù hợp với nghị quyết mới nhất của HĐBA LHQ hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Tấn công Triều Tiên là thảm họa đối với thế giới
15:49' - 21/09/2017
Việc lựa chọn biện pháp quân sự với Triều Tiên sẽ dẫn đến thảm họa cho khu vực cũng như toàn bộ quan hệ quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc viện trợ nhân đạo 8 triệu USD cho Triều Tiên
11:33' - 21/09/2017
Ngày 21/9, Hàn Quốc đã phê chuẩn kế hoạch viện trợ nhân đạo trị giá 8 triệu USD cho Triều Tiên thông qua các cơ quan Liên hợp quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Tấn công quân sự không thể giải quyết vấn đề Triều Tiên
17:49' - 19/09/2017
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 19/9 khẳng định hành động hoặc ngôn từ đe dọa không thể giúp giải quyết tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.