Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ dành cho châu Phi chống khủng bố
Theo bài viết đăng trên trang mạng businesslive.co.za, bất chấp việc quân đội Mỹ tăng cường sự hiện diện tại châu Phi thời gian qua, nước này vẫn cắt giảm tài trợ cho "lục địa Đen", hậu quả là các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Mỹ tại Niger và Somalia vẫn xảy ra, khiến sáu binh sỹ Mỹ thiệt mạng kể từ đầu năm 2017. Tháng trước, các tay súng du kích thậm chí đã đột nhập vào tận trụ sở của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Mali.
Theo Cơ quan Giám sát viện trợ an ninh chuyên về phân tích chi tiêu an ninh của Mỹ, do mối đe dọa khủng bố lan rộng ở châu Phi, viện trợ chống khủng bố của Mỹ đối với khu vực phía Nam sa mạc Sahara, gồm 46 nước châu Phi, tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ 327 triệu USD trong những năm 2011-14 lên 954 triệu USD các năm 2015-18.Tuy nhiên, Chiến lược quốc phòng mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ khiến thực tế đó thay đổi. Greg Pollock, quyền phó trợ lý phụ trách hợp tác an ninh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết: "Theo Chiến lược quốc phòng của Mỹ hiện nay, sẽ có sự dịch chuyển nguồn lực trước đây được dành để đối phó với các tổ chức cực đoan bạo lực sang lĩnh vực tối quan trọng là hỗ trợ các đồng minh và đối tác của Mỹ để đối phó với một số mối đe dọa 'cũ' mới nảy sinh".Báo cáo về Chiến lược quốc phòng mới nhất được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis công bố vào đầu năm 2018 cảnh báo về sự trở lại của giai đoạn xung đột "quyền lực cường quốc" với các đối thủ như Trung Quốc và Nga.Trong bản tóm tắt chưa được giải mật về Chiến lược quốc phòng, châu Phi chỉ được nhắc đến một lần tại đoạn đề cập về tăng cường các liên minh và tìm kiếm những đối tác mới.Bà Alice Hunt Friend, chuyên gia an ninh về châu Phi của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, cho biết: “Các đồng minh của Mỹ tại châu Phi đã từng có một giai đoạn ngắn được hưởng nhiều thiết bị quân sự trên mức cần thiết.Tuy nhiên, bất chấp thực tế "lục địa Đen" đã từng thuộc danh sách ưu tiên của Mỹ, những người hoạt động trong không gian an ninh Mỹ - châu Phi sẽ phải làm việc trong điều kiện bị cắt giảm nguồn lực và điều này sẽ không còn là chuyện bất bình thường nữa.”Điều đó không có nghĩa là chiến dịch chống khủng bố ở châu Phi, bao gồm nhóm Boko Haram ở Nigeria hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Niger, đang bị bỏ rơi.Quân đội Mỹ hiện có hơn 7.000 binh sỹ được triển khai trên khắp châu Phi, trong đó có 800 binh lính ở Niger - nơi mà bốn binh sỹ Mỹ thiệt mạng trong cuộc phục kích năm 2017. Ở khu vực trung tâm Niger, Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD cho cơ sở máy bay không người lái để giúp tìm kiếm những kẻ khủng bố. Ngoài ra, chương trình của Lầu Năm góc dành khoản viện trợ hơn 100 triệu USD dành cho bảy nước châu Phi có các lực lượng được đánh giá là có khả năng nhất để chống lại các tổ chức khủng bố đang ngày càng gia tăng về số lượng.Khoảng 70 triệu USD của gói hỗ trợ trên sẽ dành cho Uganda; phần viện trợ còn lại dành cho các nước Cameroon, Kenya, Mauritania và Nigeria với mục tiêu đào tạo nhân lực và mua sắm khí tài như xe Humvee, vũ khí và máy bay không người lái.Nhưng để các chương trình viện trợ quân sự của Washington phù hợp với tầm nhìn được nêu trong Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng đang chuẩn bị tăng viện trợ cho các quốc gia châu Âu và một phần khu vực thuộc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Điều đó sẽ thu hẹp gói viện trợ của Mỹ dành cho châu Phi. Kế hoạch trên được đưa ra ngay cả khi Tổng thống Donald Trump trước đó chỉ trích đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không đóng góp đủ tài chính cho liên minh phòng thủ phương Tây này.Ông Pollock đánh giá rằng chắc chắn sẽ tiếp tục có những rủi ro liên quan đến các nhóm khủng bố ở châu Phi, “Mỹ cần cân bằng những rủi ro ngắn hạn so với các rủi ro mất vị thế chiến lược lâu dài ở Thái Bình Dương và châu Âu".Ông cho biết Lầu Năm góc sẽ không thực hiện "sự cắt giảm đột ngột" đối với viện trợ dành cho các nước ở châu Phi mà sẽ dần dần điều chỉnh để phù hợp với Chiến lược quốc phòng mới.Theo chuyên gia Friend, điều này có nghĩa là chi tiêu cho viện trợ quân sự ở châu Phi sẽ giảm trở lại mức năm 2014, bất chấp các nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng an ninh tại châu Phi vẫn chưa được giải quyết.Chuyên gia này nhận định: “Do các nguyên nhân về chính trị và kinh tế, tình hình khủng bố tại châu Phi diễn biến phức tạp hơn, bất chấp sự hiện diện của quân đội Mỹ. Nhưng nếu cả quân đội Mỹ và Pháp rút khỏi châu lục, chính phủ các nước châu Phi sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì quyền lực”.Tin liên quan
-
Đời sống
Chặn âm mưu tấn công khủng bố Paris
20:40' - 23/07/2018
Công tố viên Hà Lan ngày 23/7 cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 2 đối tượng tình nghi âm mưu tiến hành một vụ tấn công khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Tháp Eiffel khoác "áo giáp" chống khủng bố
16:44' - 30/06/2018
Sắp tới, du khách tới Paris sẽ phải ngỡ ngàng trước hàng rào bằng kính và kim loại bao quanh Tháp Eiffel, ngăn cách công trình du lịch được tham quan nhiều nhất thế giới với thế giới bên ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga bắt giữ 11 người tại Siberia nghi tuyển mộ khủng bố
17:17' - 04/06/2018
Ngày 4/6, An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ 11 người thuộc nhóm tôn giáo tại thành phố Krasnoyarsk tình nghi đang tuyển mộ tay súng cho các nhóm khủng bố tại Syria và Afghanistan.
-
Kinh tế Thế giới
Tái hòa nhập kinh tế-xã hội của các phần tử khủng bố
07:30' - 13/05/2018
Trang mạng Viện nghiên cứu các vấn đề an ninh Nam Phi (ISS) có bài viết nhận định việc tái hòa nhập kinh tế-xã hội của các phần tử từng là khủng bố là một phần quan trọng trong vấn đề chống khủng bố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01' - 16/04/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21' - 16/04/2025
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.