Mỹ sẽ ngăn chặn BRICS tìm kiếm đồng tiền thay thế USD?
Bài viết mới đây của Phó Giáo sư tài chính thuộc Đại học Toronto Scarborough và Trường Quản lý Rotman, Steven Riddiough, đăng trên tờ “Globe and Mail”, đánh giá về nỗ lực thay thế đồng USD của Nhóm BRICS như sau:
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa sẽ sử dụng công cụ thuế quan làm “con bài mặc cả” của mình, chỉ vài ngày sau khi tuyên bố sẽ đánh thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada. Lần này, ông Trump đưa ra ý tưởng áp dụng mức thuế quan 100% đối với các nước thành viên BRICS, nếu họ thúc đẩy việc tạo ra một loại tiền tệ của BRICS hoặc tập trung xây dựng một loại tiền tệ giao dịch quốc tế mới, để thay thế đồng USD. Những lời đe dọa này cho thấy mối quan ngại sâu sắc trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump về sự thống trị của đồng USD đang suy yếu.
Kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, đồng USD đã trở thành đồng tiền thống trị tuyệt đối trong các giao dịch thương mại quốc tế. Vị thế tiền tệ dự trữ của đồng USD đã xuất hiện theo hệ thống Bretton Woods, nơi nó trở thành loại tiền tệ phổ biến của thế giới.
Sự thống trị này được tăng cường khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1973 và sự chuyển dịch sang các loại tiền tệ fiat - loại tiền do nhà nước phát hành nhưng không được hỗ trợ bởi một loại hàng hóa, chẳng hạn như vàng hoặc bạc.
Ngày nay, đồng USD vẫn là nền tảng của thương mại và tài chính toàn cầu, với khoảng 60% dự trữ ngoại tệ được nắm giữ bằng đồng USD. Đáng chú ý, trong khi Mỹ chỉ chiếm 10% xuất khẩu toàn cầu, thì hơn 50% hàng hóa xuất khẩu toàn cầu được lập hóa đơn bằng đồng USD.
Hiện trạng này mang lại những lợi ích đáng kể cho Mỹ. Các chính phủ nước ngoài thường duy trì lượng USD nắm giữ của họ trong các tài sản an toàn của Mỹ, tạo ra một luồng nhu cầu bên ngoài ổn định đối với nợ của Chính phủ Mỹ. Nhu cầu này đã giúp Mỹ duy trì mức nợ công khoảng 100% Tổng sản phẩm nội địa (GDP), trong khi vẫn tiếp tục vay với lãi suất tương đối thấp. Ngày nay, khoảng 1/4 nợ công của Mỹ do cư dân nước ngoài nắm giữ. Các nhà kinh tế gọi lợi thế này là "đặc quyền quá mức".
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây có thể thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi đồng USD. Vào năm 2022, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga đã đóng băng hiệu quả lượng nắm giữ USD của Ngân hàng trung ương Nga, phơi bày những rủi ro khi dựa vào danh mục dự trữ ngoại hối không đa dạng. Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva sau đó đã đưa ra ý tưởng về một loại tiền tệ BRICS mới, để giảm thiểu lỗ hổng kinh tế này.Nhưng việc tạo ra một loại tiền tệ BRICS là rất khó xảy ra. Các quốc gia thành viên quá phân tán về mặt địa lý và nền kinh tế các nước BRICS không đủ đồng bộ để một dự án như vậy có thể thành công. Ngay cả đồng euro – đồng tiền chung châu Âu, được các nước phát triển sử dụng - cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi là một liên minh tiền tệ không hoàn chỉnh, chưa có được một sự thống nhất về tài chính.Những lời đe dọa của ông Trump không liên quan nhiều đến đồng tiền BRICS giả định, mà liên quan nhiều hơn đến động lực ngày càng tăng đối với các loại tiền tệ giao dịch thay thế và sự đa dạng hóa dự trữ ngoại hối ngoài đồng USD.
Dấu hiệu của sự thay đổi này đã rõ ràng. Đầu tiên, giá vàng tăng mạnh trong năm 2024, chủ yếu là do các ngân hàng trung ương mua vào, đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược trở lại vàng và tránh xa đồng USD sau nhiều thập kỷ dự trữ vàng giảm. Thứ hai, Nga, quốc gia nắm giữ 55% dự trữ quốc gia bằng đồng USD vào năm 2017, đang thực hiện các giao dịch quốc tế bằng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc.Những diễn biến này khiến Mỹ có lý do để lo lắng. Các quốc gia rõ ràng đang đánh giá lại các lỗ hổng trong danh mục dự trữ của họ và thực hiện điều chỉnh.Các nước BRICS hiện chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế toàn cầu và 20% thương mại toàn cầu - những con số tiếp tục tăng lên mỗi năm. Nếu các nền kinh tế tăng trưởng cao như Brazil và Ấn Độ thắt chặt mối quan hệ với phạm vi ảnh hưởng của đồng NDT, điều này có thể đẩy nhanh sự dịch chuyển khỏi đồng USD.Trong khi vị thế dự trữ của đồng USD sẽ không biến mất chỉ sau một đêm, những cảnh báo của ông Trump phản ánh mối lo ngại về tương lai của mô hình kinh tế Mỹ, vốn được xây dựng trên vị thế vô song của đồng USD. Các vết nứt đang hình thành trên nền tảng, và nếu chúng tiếp tục lan rộng, toàn bộ cấu trúc có thể có nguy cơ sụp đổ.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30'
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30'
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30'
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế khu vực APEC được dự báo tăng trưởng chậm lại
14:00' - 16/05/2025
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo nền kinh tế của khu vực này sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
Những nỗ lực định hình lại hoạt động vận chuyển toàn cầu
06:30' - 16/05/2025
Khi khối lượng hàng hóa tăng lên không ngừng, các hành lang thay thế các tuyến đường thủy nhân tạo như cầu đất liền hoặc "kênh cạn" trở nên khả thi hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Điểm gắn kết giữa Nga và Trung Quốc
05:30' - 16/05/2025
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoài việc tham dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, còn gồm nhiều cuộc thảo luận về vấn đề chính trị kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Nghịch lý của đồng USD
05:30' - 16/05/2025
Tuần báo Le Point (Pháp) đăng bài viết nhận định về nghịch lý của đồng USD.