Mỹ thiếu hụt nghiêm trọng tiền xu
Các nhà bán lẻ, các dịch vụ sử dụng chủ yếu bằng tiền xu như tiệm giặt là công cộng của Mỹ đang nỗ lực tìm cách đối phó với tình trạng này.
Hồi tháng Sáu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thông báo hệ thống cung cấp tiền xu tại nước này đã bị gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch.Mặc dù vẫn còn đủ tiền xu lưu thông ngoài thị trường, chúng lại không được lưu hành tự do vì nhiều doanh nghiệp đã bị đóng cửa và người tiêu dùng không chi tiêu nhiều như bình thường.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin mới đây đã kêu gọi người Mỹ tăng sử dụng tiền xu hoặc chuyển chúng vào ngân hàng để giúp đỡ nền kinh tế. Dự kiến khi nền kinh tế Mỹ phục hồi và các doanh nghiệp mở cửa trở lại như bình thường, nguồn cung tiền xu sẽ trở lại nhu trước đại dịch. Nhưng trước khi mọi thứ bình thường hóa, người dân Mỹ buộc phải tìm ra các giải pháp thay thế. Các nhà bán lẻ lớn và nhỏ đã kêu gọi người mua sắm sử dụng thẻ hoặc đưa đúng khoản tiền mặt cần thanh toán bất cứ khi nào có thể.Một số cửa hàng sẽ không trả lại tiền lẻ. Chuỗi tạp hóa Kroger vẫn chấp nhận tiền mặt, nhưng họ cho khách hàng tùy chọn nạp tiền lẻ vào thẻ khách hàng thân thiết để sử dụng trong lần mua sắm tiếp theo, hoặc quyên góp số tiền dư cho tổ chức từ thiện.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi WaWa cung cấp cho khách hàng đồ uống miễn phí tại một số cửa hàng của họ nếu khách hàng mang theo lượng tiền xu trị giá 5 USD.Community State Bank, một chuỗi ngân hàng khu vực ở Wisconsin, thậm chí còn đưa ra khoản tiền thưởng 5 USD cho bất cứ ai mang tới lượng đồng xu trị giá 100 USD. Họ đã phải đình chỉ chương trình này chỉ sau một tuần triển khai do có quá nhiều người tham gia.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt tiền xu vẫn còn là câu hỏi hóc búa mà một số lĩnh vực chưa giải quyết được. Ông Brian Wallace, Giám đốc điều hành của liên minh các doanh nghiệp giặt là Coin Laundry Association cho biết tình trạng thiếu tiền xu, ở một mặt chỉ là sự bất tiện nhưng ở quy mô lớn hơn thì là một thách thức cho hoạt động kinh doanh. Khoảng 56% tiệm giặt tại Mỹ chỉ nhận duy nhất đồng 25 xu. 89% chấp nhận đồng 25 xu nhưng cũng chấp nhận các hình thức thanh toán khác như thẻ, chương trình khách hàng thân thiết hoặc thanh toán di động. Theo Coin Laundry Association, các tiệm giặt là chủ yếu dùng tiền xu một phần vì nhiều khách hàng của họ không thể tiếp cận hoặc tiếp cận hạn chế các dịch vụ ngân hàng. Điều này đồng nghĩa những khách hàng đó nằm trong số hàng triệu người Mỹ chỉ dùng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt và đây cũng là nhóm đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch. Ngoài ra, các quầy thu phí đường bộ, đồng hồ tính giờ đỗ xe, máy bán hàng tự động và các địa điểm khác từng chỉ nhận tiền xu tại Mỹ đã được hiện đại hóa phần lớn và chấp nhận các hình thức thanh toán khác.Tuy nhiên, đối với các máy tự bơm ở trạm xăng hoặc các tiệm tự rửa xe thì vẫn chưa loại bỏ được phương thức trả tiền bằng xu.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
FED: Mỹ cần triển khai thêm một gói cứu trợ ứng phó dịch COVID-19
12:09' - 10/08/2020
Mỹ cần triển khai thêm một gói cứu hỗ trợ để đảm bảo người lao động có thể ở nhà an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
-
Ngân hàng
Fed công bố hệ thống thanh toán nhanh FedNow
11:04' - 07/08/2020
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 6/8 đã công bố những thông tin chi tiết về hệ thống thanh toán nhanh của riêng mình có tên FedNow.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed: Kinh tế Mỹ cần thêm hỗ trợ tài chính để chuyển sang giai đoạn phục hồi
20:48' - 06/08/2020
Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trong những tuần gần đây đã làm tăng rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ, và điều này cho thấy sẽ có nhiều kịch bản khác nhau có thể xảy ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan đảm bảo ổn định tài chính sau động đất tại Myanmar
16:01'
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Roong Mallikamas cho biết các tổ chức tài chính vẫn cung cấp dịch vụ như thường lệ cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mà không bị gián đoạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00'
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy gặp khó trong giải ngân quỹ phục hồi COVID-19 của EU, chi tiêu mới đạt 45%
11:06' - 29/03/2025
Italy hy vọng sẽ thấy sự thúc đẩy kinh tế lớn từ các khoản hỗ trợ của EU, nhưng nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,7%/năm trong 2 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
13:26' - 28/03/2025
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo tiền đề phát triển ở mức hai con số trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Kẻ ngược dòng" xu hướng chính sách tiền tệ trên thế giới
09:17' - 28/03/2025
Banxico cảnh báo hoạt động kinh tế của Mexico dự báo sẽ suy yếu trong quý I/2025 do môi trường bất ổn và căng thẳng thương mại gây rủi ro suy giảm kinh tế đáng kể.
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody’s cảnh báo sự suy yếu tài chính của Mỹ có thể kéo dài
08:51' - 27/03/2025
Moody’s cho biết các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cản trở khả năng của nước này đối phó với nợ đang gia tăng và lãi suất cao hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB đau đầu với tin đồn: Đồng euro số có thật sự sắp ra mắt?
18:19' - 26/03/2025
Cho đến nay, ECB vẫn chưa quyết định về việc tạo ra đồng euro số - một dạng tiền điện tử được ECB hậu thuẫn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Stablecoin sắp ra mắt của Mỹ có thể quy đổi 1:1 với đồng USD
16:00' - 26/03/2025
Dự án tiền điện tử World Liberty Financial của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch ra mắt một stablecoin mang tên USD1, có thể quy đổi theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD.