Mỹ và Indonesia tăng cường hợp tác đầu tư
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến công du đến một loạt nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Indonesia, từ ngày 15-24/4. Tại Indonesia, ông Pence đã chào xã giao Thống thống Joko Widodo, hội đàm với Phó Tổng thống Jusuf Kalla và chứng kiến việc ký kết các dự án đầu tư, hợp tác giữa hai quốc gia có giá trị lên đến 10 tỷ USD.
Xung quanh vấn đề này, báo Bưu điện Jakarta số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả Akbar Makarti thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia. Chuyến thăm của ông Pence tới Indonesia và các nước trong khu vực diễn ra vào một thời điểm rất quan trọng, đánh dấu chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Pence tới châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyến thăm này cho thấy một thông điệp rõ ràng: Mỹ tiếp tục cam kết duy trì liên minh và lợi ích quan trọng trong khu vực cũng như quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia. Chuyến thăm của ông Pence không chỉ khẳng định việc coi trọng hợp tác song phương giữa Mỹ và Indonesia, mà còn góp phần tạo cơ hội để hai bên hiểu nhau hơn dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Có ba lĩnh vực quan trọng mà Indonesia cần quan tâm. Thứ nhất là thương mại song phương. Thứ hai là an ninh khu vực. Thứ ba là vai trò của Indonesia trong việc xây dựng cầu nối giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo.
Mặc dù đã có những chuyển đổi mô hình kinh tế quan trọng kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày 20/1), nhưng Washington vẫn chưa đưa ra chính sách thương mại cụ thể đối với Indonesia cũng như châu Á. Quan hệ thương mại giữa Indonesia và Mỹ vẫn tương đối ổn định và khá thuận lợi đối với Indonesia.
Chuyến thăm của ông Pence diễn ra sau khi Tổng thống Trump tích cực thực hiện cam kết khi tranh cử, đó là làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với một số quốc gia.
Đối với Indonesia, điều quan trọng nhất là việc Mỹ tiếp tục đóng vai trò giữ ổn định kinh tế toàn cầu thông qua việc thúc đẩy một hệ thống thương mại mở và công bằng. Khoảng 90% vốn đầu tư của Mỹ vào Indonesia được thực hiện trong lĩnh vực khai thác tài nguyên.
Với chuyến thăm của ông Pence, Indonesia đã khuyến khích đối tác Mỹ tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong nền kinh tế xanh với các công nghệ tiên tiến có thể giúp Indonesia đáp ứng được nhu cầu năng lượng và tiếp cận công nghệ để xử lý rác thải thành các sản phẩm có giá trị. Các lĩnh vực tiềm năng khác là xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và hàng hải.
Mặc dù Indonesia là nền kinh tế lớn nhất trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), song kim ngạch thương mại của quốc gia này với Mỹ chỉ đứng ở vị trí thứ năm so với các nước thành viên khác của ASEAN.
Hai quốc gia có rất nhiều tiềm năng để mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại. Trong chuyến thăm này, hai bên đã tích cực bàn thảo về nội dung đó.
Vì các xung đột tiềm ẩn trên Bán đảo Triều Tiên và ở Biển Đông, Indonesia mong muốn đóng vai trò của một nhà trung gian có thể giải quyết tất cả các vấn đề của khu vực. Tuy nhiên, tìm ra nền tảng chung hoặc giải pháp cho những vấn đề liên quan đến khu vực này có thể là một nhiệm vụ khó khăn.
Chuyến thăm của ông Pence có thể giúp thúc đẩy các chương trình nghị sự chiến lược của Mỹ hướng tới một cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hiện nay, với sự trỗi dậy và sức mạnh của Trung Quốc đang ngày càng tăng ở khu vực, Indonesia mong muốn duy trì chính sách đối ngoại "độc lập và chủ động" của nước này nhằm góp phần tạo ra sự cân bằng giữa hai siêu cường này.
Do đó, nỗ lực của Indonesia lôi kéo sự tham gia liên tục của Mỹ ở mức cao nhất trong các cơ chế khu vực, như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là rất quan trọng.


Chính quyền của Tổng thống Jokowi hiện đang tích cực coi trọng việc bảo vệ an ninh biên giới cũng như các lợi ích trên biển của nước này. Do đó, chuyến thăm của ông Pence là dịp để hai bên trao đổi, thúc đẩy hợp tác đảm bảo an ninh hàng hải, hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Một lĩnh vực hợp tác dự kiến sẽ được tiến hành trong năm nay là giữa lực lượng Cảnh sát biển Mỹ với lực lượng An ninh hàng hải của Indonesia cũng như với Cơ quan tìm kiếm, cứu nạn quốc gia.
Điều này là vô cùng quan trọng đối với Indonesia vì hai lý do: Một là, nó cung cấp một điều kiện quan trọng để Indonesia tiếp tục thực hiện chiến lược trở thành “trung tâm hàng hải toàn cầu” của nước này. Hai là, góp phần vào việc giúp Indonesia tiếp cận các phương tiện, công nghệ hiện đại để thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên biển.
Một lực lượng tuần tra với sự hiện diện, giúp sức của Mỹ sẽ là cơ sở để giúp Indonesia có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc góp phần vào việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay khủng bố vẫn là một mối đe dọa toàn cầu.
Indonesia, quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, đang ở một vị trí thuận lợi để có thể giúp Chính quyền mới của Mỹ có cách tiếp cận toàn diện, hiệu quả để góp phần loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố.
Cách tiếp cận bằng quyền lực mềm đã được Indonesia coi trọng kể từ khi tiến hành chương trình phục hồi nhân phẩm, tuyên truyền, giáo dục đối với các tù nhân liên quan đến khủng bố, hoạt động cực đoan.
Tổng thống Jokowi hiện cũng đang tích cực áp dụng việc giáo dục cho người dân về các giá trị tốt đẹp của tôn giáo cũng như văn hóa nhằm giảm bớt sự tác động của các tư tưởng Hồi giáo cực đoan.
- Từ khóa :
- indonesia
- mỹ
- Mike Pence
- Joko Widodo
- hợp tác song phương
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phát triển kinh tế với những mục tiêu đầy tham vọng
06:30' - 28/04/2017
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 đạt 5,6% và năm 2018 lên tới 6,1%. Tham vọng kinh tế của Indonesia đã thu hút sự quan tâm rộng rãi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đưa Indonesia vào danh sách các nước làm mất cân bằng thương mại
06:30' - 22/04/2017
Indonesia đã chịu cú sốc lớn trong hợp tác thương mại với Mỹ, đó là Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kết quả điều tra về "sự mất cân bằng thương mại" giữa Mỹ và 16 quốc gia, trong đó có Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thúc đẩy du lịch hàng hải
21:29' - 21/04/2017
Bộ Ngoại giao Indonesia phối hợp với tạp chí Tempo (Indonesia) tổ chức giới thiệu về chương trình thúc đẩy du lịch hàng hải và nâng cao vai trò cộng đồng khu vực vành đai Ấn Độ dương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.