Indonesia phát triển kinh tế với những mục tiêu đầy tham vọng
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây dự báo mức tăng trưởng kinh tế Indonesia trong năm 2017 và 2018 sẽ lần lượt là 5,1% và 5,3%. Bất kể dự báo của ADB hay mục tiêu mà Tổng thống Joko đề ra, tham vọng kinh tế của Indonesia đã thu hút sự quan tâm rộng rãi.
Năm 2016, trong bối cảnh thị trường toàn cầu không sáng sủa, mức tăng kinh tế của Indonesia đạt 5,02%, trở thành nước đứng thứ ba về mức tăng kinh tế trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Cuối năm 2016, trong bảng xếp hạng các nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu mà Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển và Thương mại công bố, Indonesia xếp thứ ba, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. “Lợi tức dân số” là một lực lượng lớn mạnh nữa nâng đỡ cho “tham vọng” kinh tế của Indonesia.
Tổng thống Joko cho biết, từ nay cho đến 30 năm tới, Indonesia sẽ có một thời kỳ lợi tức dân số 100 năm mới có một lần.
Indonesia là nước đứng thứ 4 trên thế giới về dân số, có hơn 250 triệu dân, trong đó một nửa là dưới 30 tuổi, nhưng trình độ giáo dục của nguồn nhân lực hiện nay còn khá lạc hậu. Trước mắt, số dân Indonesia chỉ có trình độ tiểu học chiếm 42% tổng dân số, và 12% dân số được tiếp thụ giáo dục đại học.
Tổng thống Joko cho biết: “Nếu có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm nâng cao trình độ giáo dục văn hóa, chúng ta sẽ có thể tận dụng tốt điều kiện có lợi của lợi tức dân số”.
Trong bức tranh “bước vào Top 5 nước mạnh về kinh tế trên thế giới vào năm 2045” mà Tổng thống Joko phác họa, Phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong “ba chương trình lớn”.
Theo ông Joko, nếu có thể kiên trì thực hiện ba chương trình lớn (cải cách đất đai và tái phân phối tài sản; nới lỏng huy động vốn xã hội; cũng như phát triển nguồn nhân lực dựa trên đào tạo hướng nghiệp) Indonesia sẽ có thể bước vào Top 5 nước mạnh về kinh tế trên thế giới vào năm 2045 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
“Tham vọng” của Indonesia là đến năm 2045, dân số sẽ lên tới 309 triệu, GDP đạt 9.100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người lên tới 29.000 USD, gấp 11 lần so với hiện nay.
Kể từ khi lên cầm quyền từ tháng 10/2014 đến nay, Tổng thống Joko Widodo đã thực hiện chính sách đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nhằm kích thích kinh tế phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phát triển chậm lại.
Điều đó đã khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) đã có các biện pháp kịp thời giúp quốc gia này duy trì ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả.
Hệ thống tài chính của Indonesia vẫn được duy trì ổn định, bất chấp việc Mỹ tăng lãi suất làm ảnh hưởng đến hệ thống tiền tệ của một số thị trường mới nổi, trong đó có đồng rupiah của Indonesia.
Các quy định mới của BI, đặc biệt là những quy định buộc doanh nghiệp hạn chế giao dịch bằng đồng USD, đã có tác dụng giúp ổn định giá trị của đồng rupiah.
Sự biến động của đồng tiền này đã giảm từ 18% vào năm 2015 xuống còn 8% vào năm 2016 và khoảng 2% trong năm nay, theo số liệu thống kê của ngân hàng tư nhân Danamon.
Sự ổn định của đồng rupiah còn thể hiện qua việc Indonesia ghi nhận dự trữ ngoại tệ bằng USD tăng cao trong nhiều năm qua lên mức 119,9 tỷ USD vào cuối tháng Hai vừa qua.
Sự ổn định của đồng nội tệ không chỉ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu tại Indonesia, mà còn có tác dụng nâng cao giá trị các tài sản cố định, mang lại sự yên tâm cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nếu lấy cân bằng thương mại là thước đo thì đồng rupiah hiện đang góp phần tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cán cân thương mại của Indonesia đạt thặng dư 1,3 tỷ USD trong tháng 2/2017./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore và Indonesia thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại
12:21' - 25/04/2017
Hai bên đã khẳng định mong muốn mối quan hệ song phương bền vững và đánh giá triển vọng mở rộng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch, cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề và kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đưa Indonesia vào danh sách các nước làm mất cân bằng thương mại
06:30' - 22/04/2017
Indonesia đã chịu cú sốc lớn trong hợp tác thương mại với Mỹ, đó là Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kết quả điều tra về "sự mất cân bằng thương mại" giữa Mỹ và 16 quốc gia, trong đó có Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thúc đẩy du lịch hàng hải
21:29' - 21/04/2017
Bộ Ngoại giao Indonesia phối hợp với tạp chí Tempo (Indonesia) tổ chức giới thiệu về chương trình thúc đẩy du lịch hàng hải và nâng cao vai trò cộng đồng khu vực vành đai Ấn Độ dương.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đấu tranh với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật
18:37' - 05/04/2017
Indonesia hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, đặc biệt trong việc vi phạm trốn thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia sẽ xuất khẩu gạo sang Malaysia
08:22' - 02/04/2017
Trong thời gian tới, Indonesia sẽ xuất khẩu 15.000-50.000 tấn gạo cho Malaysia trong một nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nước láng giềng và chứng tỏ sự phát triển của ngành nông nghiệp trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.