Mỹ yêu cầu công dân vừa rời du thuyền Diamond Princess phải cách ly 14 ngày
Trong thông báo phát đi ngày 19/2, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) yêu cầu các hành khách và thành viên thủy thủ đoàn người Mỹ cũng như những người đang ở trong các bệnh viện chờ thêm 14 ngày trước khi trở về nước.
Họ sẽ chỉ được phép lên máy bay để về Mỹ nếu không có bất cứ triệu chứng nhiễm virus nCoV và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus nguy hiểm này. Nếu bất cứ cá nhân nào trên du thuyền Diamond Princess trở về Mỹ trước thời hạn trên, họ sẽ bị buộc phải cách ly.
Theo CDC, có thể sẽ có thêm những trường hợp nhiễm nCoV khác trong số những hành khách vẫn còn trên du thuyền Diamond Princess do nguy cơ phơi nhiễm cao.
Trước đó, hôm 17/2, Chính phủ Mỹ đã điều máy bay đưa hơn 300 người trên du thuyền này về Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 100 công dân Mỹ trên con tàu này hoặc ở trong các bệnh viện tại Nhật Bản.
Trong khi đó, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cùng ngày cũng thông báo kế hoạch thuê máy bay để đưa những cư dân vùng lành thổ này trên du thuyền Diamond Princess trở về. Theo đó, chiếc máy bay này sẽ tới Nhật Bản vào chiều 21/2 tới. Hiện có khoảng 20 cư dân Đài Loan trên du thuyền trên.
Tàu Diamond Princess chở 3.711 người khởi hành từ cảng Yokohama hôm 20/1 và quay về cảng này ngày 3/2 vừa qua. Hai ngày sau đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) quyết định cách ly tàu này cùng tất cả hành khách trên tàu trong 14 ngày - đến ngày 19/2 - sau khi một hành khách đã xuống tàu ở Hong Kong (Trung Quốc) được xác nhận nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Số liệu mới nhất từ Bộ Y tế Nhật Bản, tính đến ngày 18/2, tổng số ca nhiễm trên tàu Diamond Princess là 542 người.
Cũng trong ngày 19/2, giới chức y tế Hàn Quốc thông báo nước này đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mới nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên 51 người.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ số bệnh nhân nhiễm COVID-19 tăng nhanh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường "phòng dịch khu vực" chống lại sự lây lan của loại dịch bệnh này.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cùng ngày, chủ trì Hội nghị Bộ trưởng kinh tế về công tác đối phó dịch COVID-19 kiêm Hội nghị Đối sách thúc đẩy kinh tế tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết trong vòng 10 ngày đầu tháng 2, kim ngạch xuất khẩu bình quân ngày đạt 1,53 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp còn đang gặp trở ngại về sản xuất bởi không đủ nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc. Do vậy, các ban ngành chính phủ cần sẵn sàng các biện pháp đối phó phù hợp.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ trưởng Hong Nam-ki cho biết trong cuộc họp cùng ngày, các bộ ngành liên quan đến kinh tế sẽ thảo luận phương án cung cấp tính thanh khoản khẩn cấp cho các doanh nghiệp gặp thiệt hại; hỗ trợ thông quan nhanh cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguyên vật liệu; và hỗ trợ marketing xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ xem xét phương án trung và dài hạn là đổi mới cơ cấu xuất khẩu, đảm bảo mạng lưới cung ứng phạm vi thế giới ổn định. Dựa trên nội dung thảo luận, chính phủ sẽ công bố đối sách cụ thể trong tuần này.
Ngoài ra, để vực dậy nền kinh tế địa phương đang bị co hẹp do COVID-19, chính phủ sẽ nâng mức giảm giá các loại phiếu mua hàng tại địa phương từ 5% lên 10%, nâng quy mô phát hành phiếu mua hàng hiện đang ở mức 3.000 tỷ won (2,5 tỷ USD).
Theo đó, chính phủ sẽ giải ngân 137.000 tỷ won (115 tỷ USD), tương đương 60% tổng ngân sách địa phương trong nửa đầu năm nay. Phó Thủ tướng nhấn mạnh về mặt nguyên tắc, chính phủ sẽ vẫn xúc tiến các sự kiện do chính quyền các địa phương chủ trì theo đúng kế hoạch.
Cũng theo Bộ trưởng Hong Nam-ki, chính phủ sẽ tích cực tận dụng khoản ngân sách dự phòng dùng cho khắc phục thiên tai, sự cố, và quỹ quản lý thiên tai, sự cố để đảm bảo nguồn tài chính cho công tác phòng dịch tại các địa phương.
Hiện tại, Chính phủ đã giải ngân 36,7 tỷ won (30,7 triệu USD), dự kiến sẽ giải ngân thêm khoảng 100 tỷ won (83,8 triệu USD) trong thời gian tới. Cùng với đó, chính phủ sẽ nỗ lực rút ngắn thời gian thu mua các vật phẩm quan trọng để phòng dịch như khẩu trang, thuốc chẩn đoán, xét nghiệm.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Hong Nam-ki nhấn mạnh chỉ riêng nỗ lực của chính phủ sẽ khó khắc phục triệt để tình hình hiện nay, mà cần cả sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp. Theo ông, đối sách kinh tế hữu hiệu nhất chính là người dân tiếp tục bình thường các hoạt động tiêu dùng hàng ngày và doanh nghiệp tiếp tục tích cực đầu tư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Quân đội góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch do virus Corona
16:26' - 19/02/2020
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng, với vai trò nòng cốt của quân đội, sự chung sức đồng lòng của cả nước, Việt Nam sớm chiến thắng dịch bệnh COVID-19.
-
DN cần biết
Trung Quốc: Dịch vụ mua bán online tăng mạnh do dịch virus Corona
16:11' - 19/02/2020
Dịch vụ đặt mua thực phẩm trực tuyến và giao hàng tận nhà tại Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ khi chính phủ nước này yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch do virus Corona: Long An kiểm soát chặt người qua biên giới
15:27' - 19/02/2020
Các ngành chức năng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới của tỉnh Long An đang thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ người qua lại biên giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Lần đầu số bệnh nhân xuất viện cao hơn số ca nhiễm mới virus Corona
14:48' - 19/02/2020
Lần đầu tiên trong ngày 18/2, Trung Quốc đại lục đã có 1.824 người được xuất viện, cao hơn số người nhiễm mới virus Corona chủng mới trong cùng một ngày.
-
Ý kiến và Bình luận
Dịch do virus Corona: Tiếp tục cập nhật để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất
14:21' - 19/02/2020
Đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị thành công cho 14/16 ca dương tính với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Thư ký LHQ nhận định dịch do virus Corona "nguy hiểm nhưng không ngoài tầm kiểm soát"
12:28' - 19/02/2020
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 18/2 nhận định tình hình bùng phát dịch COVID-19 "rất nguy hiểm" đối với thế giới", song "không ngoài tầm kiểm soát".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.