Mỹ yêu cầu WTO cho phép trừng phạt thương mại với Indonesia
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 6/8, Mỹ đã yêu cầu WTO cho phép Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với Indonesia sau khi WTO ra phán quyết nghiêng về phía Mỹ trong một tranh chấp thương mại với “quốc gia vạn đảo”.
Năm ngoái, cả Mỹ và New Zealand đều “thắng” trong vụ kiện lên WTO về việc Indonesia đưa ra các quy định giới hạn nhập khẩu đối với thực phẩm, trái cây, thịt bò và các sản phẩm gia súc, gia cầm… Sau đó, Indonesia cũng thua khi kháng cáo. Trong một thông báo, Mỹ cho biết Indonesia đã không thực hiện phán quyết của WTO, do đó Washington đang theo đuổi các biện pháp trừng phạt để lấy tiền bồi thường thiệt hại cho phía Mỹ.Theo một ước tính và phân tích sơ bộ, chính sách giới hạn nhập khẩu của Jakarta đã khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tới 350 triệu USD trong năm 2017.
Tuy nhiên, Oke Nurwan, một quan chức của Bộ Thương mại Indonesia, khẳng định nước này đã thực thi phán quyết của WTO và những quy định về nhập khẩu thực phẩm của Indonesia đã được điều chỉnh. Thông thường tiến trình đòi bồi thường cần mất nhiều năm và hiện "quốc gia vạn đảo" đang vận động hành lang để Mỹ đưa quốc gia này vào danh sách các nước được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), dự kiến sẽ giúp giảm thuế cho lượng hàng hóa xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD của Indonesia. Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết sẽ nước này sẽ hạ hàng rào thương mại đối với mặt hàng táo Mỹ như một phần trong nỗ lực để thương lượng về GSP với Washington. Trong khi đó, tin tức cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/8 tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ áp đặt với Iran là "các biện pháp hà khắc nhất từ trước đến nay".Ông Trump nêu rõ đến tháng 11 tới các biện pháp này sẽ được nâng lên một mức khác, đồng thời nhấn mạnh "bất kỳ ai làm ăn với Iran sẽ không được làm ăn với Mỹ".
Trước đó ngày 6/8, Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp, theo đó áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Tehran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã ký giữa Tehran và nhóm P5+1.
Sắc lệnh nêu rõ chính sách của Washington là "gây sức ép tối đa về kinh tế" đối với Iran. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn để ngỏ khả năng đưa ra một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran đồng thời sẵn sàng gặp các nhà lãnh đạo Iran "bất kỳ lúc nào".
Phản ứng về động thái trên của Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cùng ngày 6/8 tuyên bố Iran sẽ khiến Mỹ phải "hối tiếc" vì đã áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với nước cộng hòa Hồi giáo này.
Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước, nhà lãnh đạo Iran cho rằng đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump đàm phán trực tiếp với Tehran là một "chiêu trò" và chỉ nhằm gây chia rẽ ở Iran.
Ông Rouhani nhấn mạnh việc "đàm phán trong khi áp đặt trừng phạt không có ý nghĩa gì", đồng thời cho rằng chính quyền Mỹ "không đáng tin cậy để tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào"./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ngành than Mỹ quan ngại tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu
14:36' - 27/06/2018
Các công ty khai thác than Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng cuộc tranh chấp thương mại leo thang giữa Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc có thể sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Những nguy cơ từ tranh chấp thương mại đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu
07:46' - 12/06/2018
Theo tổ chức Conference Board, rủi ro về chính sách thương mại đã thế chỗ những rủi ro về tài chính và kinh tế trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành nông nghiệp Mỹ “lao đao” vì vấn đề tranh chấp thương mại
12:46' - 08/06/2018
Ngành nông nghiệp Mỹ đang đối mặt với tương lai không mấy “tươi sáng” khi bất đồng thương mại chưa có dấu hiệu lắng dịu giữa Washington và nhiều quốc gia, gồm cả những “bạn hàng” lớn của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.