Myanmar gặp khó trong vấn đề hồi hương và tìm kiếm viện trợ


Theo bài viết đăng trên Diễn đàn Đông Á, những người tị nạn chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số ở Myanmar. Khi xung đột giữa các Tổ chức Vũ trang Sắc tộc (EAO) và Tatmadaw (quân đội Myanmar) tiếp diễn, nhiều người vẫn bị mắc kẹt, do đó vấn đề hồi hương chưa thể giải quyết.
Theo thông lệ, việc hồi hương thường được giải quyết đưa sang một nước thứ ba - chủ yếu là Mỹ, Canada, Australia và châu Âu. Tuy nhiên, giờ đây khi những nước này chấm dứt các chương trình tái định cư của họ, các cơ quan tài trợ đang đẩy mạnh việc tái định cư quy mô lớn tại Myanmar. Việc thúc đẩy vấn đề hồi hương diễn ra trùng với sự thay đổi của các nhà tài trợ và các cơ quan viện trợ chuyển từ làm việc dọc theo biên giới Thái Lan-Myanmar sang làm việc bên trong Myanmar. Nhiều thập kỷ qua, các nhà tài trợ và các cơ quan viện trợ đã nỗ lực hỗ trợ và duy trì các trại tị nạn dọc biên giới hai nước. Tuy nhiên, nhiều nhà viện trợ giờ đây chuyển hướng tài trợ cho các dự án bên trong Myanmar và ngày càng ủng hộ mô hình viện trợ phát triển. Sự thay đổi này có vẻ sai lầm. Nhu cầu của những người sống trong các trại tị nạn đã không được đáp ứng.Theo ước tính, hơn 100.000 người tị nạn (có giấy tờ và không giấy tờ) đang sống trong 9 trại tị nạn dọc biên giới hai nước. Một trong những nhà cung cấp viện trợ nhân đạo lớn, The Border Consortium (TBC), đã thất bại trong việc đảm bảo đủ kinh phí cho các chương trình của mình. Trong khoảng thời gian 2012-2016, viện trợ của TBC đã giảm gần 50%, có nghĩa là nguồn cung cấp lương thực bị cắt giảm - một xu hướng đáng lo ngại. Nhiều trại tị nạn quá đông đúc cho nên đất đai không thể canh tác. Người tị nạn chỉ có một lựa chọn là hồi hương hoặc đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm khác.Người tị nạn không chỉ bị cắt giảm về viện trợ lương thực. Trạm y tế Mae Tao, thường xuyên đón nhận 150 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày và chữa bệnh cho người tị nạn dọc biên giới hai nước, gần đây đã phải giảm 20% chi phí vận hành.Trong năm 2018, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) - nhà tài trợ chính của trạm y tế này - sẽ chỉ hỗ trợ cho các nhóm nhân đạo làm việc bên trong Myanmar. Vấn đề chấm dứt viện trợ trái ngược với các báo cáo từ Myanmar, đặc biệt liên quan đến các vấn đề ở những nơi mà những người tị nạn phải được di rời.
Trong khi nhiều bên liên quan cảm thấy điều kiện chín muồi trở lại, báo cáo về tình hình ở bang Kayin và bang Shan lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Các cuộc đụng độ giữa Tatmadaw và EAO đang tiếp diễn và thỏa thuận ngừng bắn có nguy cơ bị phá vỡ. , Những tội ác mà Tatmadaw gây ra gần đây tại bang Rakhine như một lời nhắc nhở về sự tàn bạo của quân đội. Bên cạnh đó, ở các khu vực này có nhiều bãi mìn, đe dọa sự an toàn của những người hồi hương.Ngoài ra, còn có các vấn đề xã hội và kế sinh nhai bao gồm cơ hội việc làm, nguy cơ bạo lực tình dục và tình trạng mất an ninh. Tình trạng buôn bán ma túy tràn lan sẽ gây ra các tác động xã hội tiêu cực trên diện rộng len lỏi vào các làng mạc dọc theo biên giới Thái Lan - Myanmar, bao gồm tệ nạn nghiện ma túy, vấn đề sức khỏe và bạo lực liên quan đến ma túy. Thuế và thu hồi đất cho các dự án phát triển cũng là những vấn đề gây bức xúc. Tóm lại, có rất ít yếu tố hấp dẫn thuyết phục những người tị nạn Myanmar hồi hương. Đây là lý do tại sao các nhóm dân tộc thiểu số không cảm thấy vui mừng với việc hồi hương như các nhà viện trợ nước ngoài của họ.Nhiều người phàn nàn rằng họ không được tiếp cận thông tin về quá trình hồi hương. Một số người hồi hương ban đầu từ trại Nu Po ở Thái Lan cho biết họ không được hỗ trợ và thiếu việc làm. Đáng lo ngại hơn, mỗi người hồi hương nhận một thẻ căn cước tạm thời kéo dài hai tháng và đến nay, nhiều người đã hết thời gian tạm trú từ lâu. Thêm vào đó, những người hồi hương không có giấy tờ luôn có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người.Mặt khác, những người vẫn còn bên trong trại hầu như không còn sự lựa chọn. Họ phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và những người không đăng ký với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) thì không đủ điều kiện tái định cư. Nhiều người muốn ở lại Thái Lan, nhưng điều này có vẻ ngày càng khó khi nước này hầu như không cấp quyền công dân Thái Lan cho những người tị nạn trên quy mô lớn như vậy.Các nhà tài trợ nên xem xét việc tiếp tục hỗ trợ công việc của các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức dựa vào cộng đồng ở biên giới hai nước cho đến khi tình hình tại Myanmar được cải thiện. Các tổ chức này đòi hỏi kinh phí để tiếp tục cung cấp giáo dục, y tế công và các dịch vụ xã hội cơ bản. Việc để những cộng đồng tị nạn sinh sống lâu dài trên đất nước Thái Lan là điều không thực tế. Thay vào đó, các nhà tài trợ nên hỗ trợ họ cho đến khi các điều kiện hồi hương được cải thiện.Tin liên quan
-
Ngân hàng
BIDV thông báo đóng cửa văn phòng đại diện tại Yangon, Myanmar
14:33' - 19/12/2017
BIDV mới đây đã có quyết định số 9062/QĐ-BIDV thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại Yangon, Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xếp trong top 10 đầu tư tại Myanmar
06:30' - 05/10/2017
Việt Nam hiện xếp thứ 7 trong các nước đầu tư tại Myanmar với mức đầu tư 2,1 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Mục đích chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Myanmar
07:05' - 16/09/2017
Báo The Hindustan Times đăng bài viết đánh giá về tầm quan trọng của chuyến thăm Myanmar kéo dài 2 ngày của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
-
Kinh tế Thế giới
Myanmar công bố 10 lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư
13:27' - 28/06/2017
Hãng thông tấn Myanmar đưa tin Ủy ban Đầu tư Myanmar (MIC) vừa công bố 10 lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13'
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.