Năm 2017 sẽ có đề án chính sách cạnh tranh toàn diện
Tại hội thảo “Xây dựng chính sách cạnh tranh toàn diện: Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm với Việt Nam ” do Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 3/8 tại Hà Nội, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết, năm 2017 sẽ có đề án chính sách cạnh tranh toàn diện.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm dần, mức trung bình giai đoạn 1990-2007 là 7,8%; giai đoạn 2007-2012 còn 6,7%. Từ năm 2012 đến nay chỉ khoảng 5,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần, nền tảng kinh tế vĩ mô kém vững chắc, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô hiện hữu.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và không thể tiếp tục cứ đà tăng trưởng giảm dần như hiện nay. Chỉ có cải cách, khôi phục đà tăng trưởng mức 7 - 7,5%, Việt Nam mới giảm dần khoảng cách với các nước trong khu vực.
Việt Nam không thể tiếp tục dùng chính sách phía cầu (như nới rộng chính sách tiền tệ, mở rộng tài khóa, đầu tư nhà nước…), sẽ gây nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô trở lại. Vì vậy, cần có giải pháp tốt hơn như nâng cao năng suất lao động, hiệu quả nguồn lực để tăng trưởng kinh tế bền vững.
“Chúng ta cải cách nền kinh tế đã 30 năm, dư địa cải cách đã chạm trần. Muốn tăng trưởng, chúng ta phải dỡ trần để tạo ra tăng trường mới. Cốt lõi của cải cách kinh tế lần 2 là tập trung xây dựng chính sách cạnh tranh. Nghị quyết 19 của Chính phủ đã giao cho CIEM đến năm 2017 phải trình đề án chính sách cạnh tranh toàn diện. Việc này như một kịch bản cải cách mới”, ông Nguyễn Đình Cung nói.
Viện trưởng CIEM cũng cho rằng, hiện nay, vẫn tồn tại cạnh tranh không công bằng, xu hướng mua đắt, bán rẻ, đi ngược lại quy luật chung. Thị trường như thế sẽ tạo ra tín hiệu thị trường cực kỳ sai lệch. Làm cho nguồn lực sử dụng kém hiệu quả. Chính sách bị chi phối bởi nhiều nhóm lợi ích....
Với kinh nghiệm 20 năm rà soát thị trường cạnh tranh, bà Lanchlan Rosalie, Ủy ban Năng suất của Australia cho rằng, yếu tố đầu tiên của cạnh tranh là loại bỏ kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu. Các lĩnh vực do doanh nghiệp nhà nước độc quyền như điện, viễn thông…tạo điều kiện cho tư nhân tham gia.
Theo bà Lanchlan Rosalie, nguyên tắc cốt lõi của cạnh tranh là chống độc quyền. Tách biệt yếu tố độc quyền, chức năng công và thương mại nhà nước. Hạn chế hành vi độc quyền định giá. Loại bỏ ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Để tạo ra được cạnh tranh, Tiến sỹ Lưu Bích Hồ cho rằng, nhà nước cần chống độc quyền và có cách tạo ra sức cạnh tranh với quốc tế trong điều kiện hiện nay.
“Cần thực hiện nguyên tắc cạnh tranh trung lập với các nội dung về thuế, nợ…, doanh nghiệp nhà nước không được hưởng ưu đãi về thuế; đồng thời, phải chịu chi phí như doanh nghiệp khác chứ không nhận ưu đãi. Trung lập về quản lý, bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Bảo đảm ngân sách nhà nước cũng được sử dụng ưu đãi cho tất cả doanh nghiệp”, bà Lanchlan Rosalie cho biết.
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vào đầu năm nay, trong 140 nền kinh tế về cạnh tranh, Việt Nam xếp thứ 71 về cạnh tranh trên thị trường nội địa; xếp thứ 77 về hiệu quả chống độc quyền và xếp thứ 64 về mức độ phân phối thị trường của một số tập đoàn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thực thi TPP: Định vị lợi thế cạnh tranh
06:17' - 21/07/2016
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tính đến thời điểm này, sự chuẩn bị của Việt Nam với tiến trình hội nhập vẫn còn chưa đủ, chưa đảm bảo được tính ổn định, lâu dài cho sự phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Cuộc cạnh tranh không cân sức giữa nhà bán lẻ nội và ngoại
14:43' - 20/06/2016
Thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam là xuất phát điểm hình thức bán lẻ hiện đại thấp, chủ yếu bán hàng truyền thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Thay đổi nhận thức trong xây dựng chính sách để tăng khả năng cạnh tranh
15:22' - 02/06/2016
TS Nguyễn Đình Cung cho rằng khi xây dựng chính sách, luôn phải đặt câu hỏi chính sách này đặt ra có khuyến khích cạnh tranh, có hạn chế cạnh tranh thị trường hay không.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần chính sách cạnh tranh toàn diện đáp ứng chuyển đổi kinh tế thị trường
14:04' - 15/04/2016
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới về phát triển kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm bay 6 tháng nữ hành khách tạo dáng quay Tiktok ở sân đỗ
20:41' - 16/08/2022
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa ra quyết định cấm bay với nữ hành khách tên L.M.X.Y.
-
Kinh tế Việt Nam
Khung chính sách bồi thường, tái định cư xây dựng đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình
19:55' - 16/08/2022
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình nằm trong Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch tổng thể quốc gia: Nắm bắt cơ hội để chủ động kiến tạo tương lai
19:24' - 16/08/2022
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đối với ông Võ Ngọc Thành
19:22' - 16/08/2022
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất phương án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành
19:00' - 16/08/2022
Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản về việc giao cơ quan có thẩm quyền đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu khắc phục lỗi dán chồng thẻ thu phí không dừng trước 20/8
16:26' - 16/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu khắc phục lỗi dán chồng thẻ thu phí không dừng trước 20/8/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị mặt hàng cần hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
16:10' - 16/08/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiến nghị các mặt hàng cần hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Cận cảnh "vàng tặc" ngang nhiên khai thác trong lòng rừng phòng hộ
15:56' - 16/08/2022
Tình trạng khai thác vàng trái phép tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây diễn ra rầm rộ, nhộn nhịp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác vàng trái phép tàn phá rừng tại Mường Tè, Lai Châu
15:40' - 16/08/2022
Tình trạng khai thác vàng trái phép tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây diễn ra rầm rộ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.