Năm 2019 ẩn chứa bước ngoặt lớn đối với nước Nga
Cục diện chính trị Nga ổn định, nền kinh tế phục hồi, ngoại giao thuận lợi, quan hệ Trung-Nga đã có những bước đột phá mới, đó là nhận định của chuyên gia Hình Quảng Trình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biên giới Trung Quốc, Viện khoa học xã hội Trung Quốc.
Theo ông Hình Quảng Trình, trong năm 2019, nền chính trị Nga vẫn xuất hiện một số tình hình mới, dù các cuộc biểu tình chống chính phủ thỉnh thoảng vẫn xuất hiện và mang sắc thái chính trị mạnh mẽ, nhưng điều này không tạo thành mối đe dọa thực sự đối với chính quyền của Tổng thống Vladimia Putin.
Chính phủ Nga coi những hành động này là kết quả của sự can thiệp từ các nước phương Tây như Mỹ, đồng thời cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga, không nên ảo tưởng sẽ xuất hiện của một cuộc “cách mạng màu”.
Về kinh tế, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm nay tăng 1,2%, cao hơn con số dự báo 1% hồi tháng 10.
Tình hình kinh tế Nga năm 2019 tương đối tốt vì những lý do sau: thứ nhất, giá dầu quốc tế đã tăng trở lại, điều này giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế; thứ hai, các biện pháp trừng phạt của phương Tây có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga, nhưng mọi việc đều có tính hai mặt.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, Nga đành phải thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, và điều này đã kích thích năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong nước Nga.
Vấn đề kinh tế lâu nay luôn là yếu tố hạn chế sự trỗi dậy của Nga. Không duy trì được tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Nga sẽ không thể phục hồi thực sự. An ninh, quân sự và ngoại giao Nga cuối cùng sẽ mất đi sự hỗ trợ chiến lược là yếu tố vật chất.
Nền ngoại giao Nga có nhiều điểm sáng trong năm qua. Sau khi Tổng thống Putin bày tỏ thái độ giận giữ đối với phương Tây tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007, Nga đã sẵn sàng đối đầu với phương Tây, không công nhận trật tự quốc tế dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Quan hệ Nga-Mỹ càng tồi tệ trong năm 2019.
Theo phán đoán chính trị của giới tinh hoa ngoại giao Nga, sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, dù ai lên làm tổng thống hay opong Trump tiếp tục nắm quyền, Nga cũng không hy vọng nhiều vào việc cải thiện quan hệ với Mỹ.
Quan hệ Nga-Liên minh châu Âu có phần được xoa dịu trong năm 2019, đặc biệt là Nga hết sức tập trung vào mối quan hệ với Đức và Pháp, điều này khiến cho quan hệ Nga - EU có phần tiến triển.
Năm 2019, Nga tiếp tục duy trì ưu thế của mình ở Syria, có sự tương tác ngoại giao cùng có lợi với Thổ Nhĩ Kỳ.
Không gian Liên Xô trước đây có liên quan đến lợi ích chiến lược cốt lõi của Nga. Trước hàng loạt sự thay đổi ở khu vực Trung Á, Nga đã tăng cường điều chỉnh và phối hợp ở khu vực này, hiệu quả về tổng thể tương đối tốt.
Tuy nhiên, năm 2019, quan hệ Nga-Belarus đã xuất hiện một số vấn đề mới, đã xuất hiện những tiếng nói gay gắt trong tầng lớp cấp cao của hai nước.
Năm 2019, Nga đã tăng đầu tư vào châu Á, có thể nhận thấy điều này từ việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đều được mời tham dự Diễn đàn kinh tế phương Đông của Nga.
Năm 2019, một biểu hiện quan trọng khác của việc Nga chuyển hướng sang châu Á là Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Valdai chỉ tập trung thảo luận các vấn đề châu Á.
Không giống các Hội nghị thường niên Valdai trước đây chỉ mời các nhân vật không đương chức, lần này Tổng thống Putin đã mời tổng thống, Azerbaijan, Philippines và Quốc vương Jordan, điều này đã phát đi các tín hiệu ngoại giao quan trọng.
Ông Putin cho rằng châu Á đang phát triển mạnh mẽ, nếu không có sự tham dự của khu vực này, bất kỳ vấn đề nào trên thế giới cũng không được giải quyết.
Tổng thống Putin cũng cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã tạo thành mối đe dọa lớn đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu, đồng thời ông cảnh cáo NATO tuyệt đối không nên để xuất hiện một cơ chế quân sự phiên bản châu Á.
Quan hệ Trung-Nga có bước đột phá lớn. Tháng 6/2019, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Nga, quan hệ Trung-Nga được nâng cấp thành "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong thời đại mới".
Việc Nga chấp nhận cách diễn ngôn "thời đại mới" của Trung Quốc cho thấy lòng tin chiến lược giữa hai nước đã đạt đến một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm này, nguyên thủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về tăng cường ổn định chiến lược toàn cầu đương đại, tuyên bố này rất quan trọng - việc Mỹ rút khỏi INF đã đẩy thế giới đến một tình huống rất nguy hiểm, và việc Trung Quốc và Nga ký kết tuyên bố chung chính là một lời thách thức đối với Mỹ. Điều này cho thấy quan hệ Trung-Nga có xu hướng được tăng cường hơn nữa.
Cuối cùng, nhìn vào năm 2019 để đánh giá xu hướng tương lai của Nga. Tổng thống Putin có thể áp dụng một loạt biện pháp chuẩn bị cho sự thay đổi chính trị lớn hơn của Nga trong tương lai. Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của Nga hiện nay là vực dậy nền kinh tế, đây cũng là một thách thức cấp bách mà Tổng thống Putin phải đối mặt./.
- Từ khóa :
- nga
- kinh tế nga
- Tổng thống Vladimia Putin
- mỹ
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga đề xuất sử dụng đồng ruble làm đồng tiền của BRICS
10:38' - 16/11/2019
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các nước BRICS có thể sử dụng đồng ruble của Nga tích cực hơn trong thanh toán nội khối, bởi kinh tế vĩ mô Nga “đặc trưng là ổn định”.
-
Kinh tế Thế giới
Bùng nổ kỷ nguyên thương mại điện tử ở nước Nga
17:15' - 10/11/2019
Sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng đã và đang tác động mạnh mẽ lên cuộc sống, làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga rơi vào bế tắc
05:30' - 09/10/2019
Theo Rosstat, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,5% trong quý I/2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,9% của cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng tồi tệ nhất trong trong 3 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm 2019
19:11' - 17/07/2019
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 17/7 dự đoán giá dầu giảm và thuế tăng sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Nga chậm lại trong năm 2019
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ không gia hạn lệnh hoãn thuế sau ngày 9/7
10:15' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump không định gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan sau ngày 9/7
07:56' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.