Năm 2020, Kho bạc Nhà nước nộp vào ngân sách Trung ương 3.000 tỷ đồng
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, cũng là năm toàn cầu chịu tác động của đại dịch COVID-19; bên cạnh đó thời tiết cực đoan gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến tất cả lĩnh vực, trong đó ảnh hưởng lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính và dự toán ngân sách Nhà nước.
Tính đến hết tháng 11/2020, luỹ kế thu ngân sách Nhà nước trong cân đối đạt 1.260,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4% so với dự toán năm 2020 được giao; trong đó, thu ngân sách Trung ương đạt 77,4% so với dự toán năm, và thu ngân sách địa phương đạt 91,1% so với dự toán năm. Luỹ kế chi ngân sách Nhà nước 11 tháng đạt 1.369,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,4% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 71,4% dự toán, và chi thường xuyên đạt 87,9% dự toán.Cùng với việc nắm chắc diễn biến tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà nước đã chủ động xây dựng phương án điều hành ngân sách Nhà nước hằng quý và tổ chức điều hành ngân quỹ chặt chẽ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thu chi của ngân sách Nhà nước và các đơn vị có giao dịch với Kho bạc Nhà nước.Đồng thời, sử dụng ngân sách Nhà nước để tạm ứng cho ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh; gắn kết quả lý ngân quỹ với quản lý ngân sách và quản lý nợ thông qua việc điều hành khối lượng huy động vốn theo tiến độ thu, giải ngân vốn đầu tư công.
Năm 2020, trên cơ sở kết quả thu từ nghiệp vụ quản lý ngân quỹ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước đã nộp vào ngân sách Trung ương 3.000 tỷ đồng.Về công tác huy động vốn cho ngân sách Nhà nước, tính đến ngày 15/12/2020, Kho bạc Nhà nước đã huy động đạt 99,9% kế hoạch giao đầu năm và ước đến 31/12/2020, đạt 100% kế hoạch Bộ Tài chính giao, bao gồm cả kế hoạch giao bổ sung.Kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ bình quân là 13,81 năm, tăng 0,37 năm so với năm 2019. Kỳ hạn còn lại của danh mục trái phiếu Chính phủ là 8,33 năm. Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân là 2,88%/năm, giảm so với năm 2019 và thấp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Sang năm 2021 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030.
Theo Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nguyễn Đức Chi, Kho bạc Nhà nước xác định mục tiêu, phương châm hành động là: “Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021-2030; tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phấn đấu 100% các thủ tục hành chính được cung cấp qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng dịch của của hệ thống Kho bạc Nhà nước”.
Để đạt dược mục tiêu đề ra, Kho bạc Nhà nước tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021.Theo đó, tập trung nguồn vốn để xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, chính sách lớn và các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ chuyên môn. Tập trung hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021-2030, trình Bộ Tài chính các thông tư theo kế hoạch đề ra.
Kho bạc Nhà nước tổ chức điều hành quản lý quỹ ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, an toàn, hiệu quả; tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước; tổ chức thực hiện côn tác kiểm soát chi ngân sách Nàh nước đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó, hoàn thành kế hoạch huy động vốn năm 2021 do Bộ Tài chính giao. Thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu lại nợ công theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị. Điều hành lãi suẩt phát hành hợp lý, phù hợp với thị trường, tiết kiệmk chi phí cho vay ngân sách. Nâng cao hiệu quả điều hành, sử dụng ngân quỹ Nhà nước; triển khai thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ Nhà nước; triển khai nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ sau khi Bộ ban hành thông tư hướng dẫn. Theo Giám đốc Kho bạc Hà Nội Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, quy mô, đối tượng tham gia dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Hà Nội rất lớn, lượng chứng từ phải xử lý rất nhiều, trung bình 6.500 chứng từ/ngày.Thời gian tới, Kho bạc Hà Nội đề nghị Kho bạc Nhà nước áp dụng việc lưu trữ văn bản điện tử, hướng tới tiết kiệm chi phí vận hành; đồng thới nâng cấp hệ thống máy chủ, đáp ứng nhu cầu sao lưu dữ liệu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt, liên tục; hướng tới đẩy mạnh cải cách hành chính, cũng như hiện đại hoá công nghệ thông tin trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Về phía ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Kho bạc Tp. Hồ Chí Minh đề nghị, Kho bạc Nhà nước hỗ trợ Kho bạc Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng đề án thành lập Kho bạc Tp. Thủ Đức, để phù hợp với mô hình hoạt động chính quyền địa phương.Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Tp. Hồ Chí Minh; trong đó, sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành thành phố Thủ Đức./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại địa phương đã tăng
19:24' - 07/12/2020
Tính đến hết ngày 30/11, tình hình giải ngân nguồn đầu tư công của ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đạt tỷ lệ 41% so với dự toán (điều chỉnh).
-
Tài chính
Tăng chất lượng báo cáo tài chính nhà nước
14:03' - 04/12/2020
Ngày 4/12, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo “Tổng kết công tác báo cáo tài chính nhà nước đầu tiên và một số giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước những năm tiếp theo”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07'
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47'
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.