Năm 2020 khởi sắc đối với các công ty công nghệ châu Phi
Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 4,4%, các công ty công nghệ châu Phi đang có được sự tăng trưởng và động lực thị trường đặc biệt, đồng thời đạt thành công bất ngờ trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến nhiều lĩnh vực suy giảm mạnh hoặc ghi nhận rất ít tăng trưởng.
Lĩnh vực công nghệ tài chính đã và đang mang lại những cơ hội hấp dẫn nhờ khả năng định hình cấu trúc của các ngành tài chính của châu Phi. Các nhà đầu tư và phân tích cho rằng các ứng dụng do châu Phi phát triển đang chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu riêng của người dân và khả thi hơn so với các ứng dụng được phát triển ở Thung lũng Silicon, Mỹ.
Năm 2019, các nhà đầu tư quan tâm lớn đối với tiềm năng chưa được khai thác của lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ châu Phi. Thống kê của Tạp chí Forbes cho thấy năm 2019, khoảng 311 công ty khởi nghiệp công nghệ châu Phi đã nhận được đầu tư từ 261 nhà đầu tư, tăng 61% so về số lượng nhà đầu tư so với năm 2018.
Công nghệ tài chính không những có khả năng "phá vỡ" các dịch vụ tài chính truyền thống ở châu Phi, mà còn xây dựng và vực dậy thị trường kém phát triển với 66% dân số trưởng thành vẫn chưa có thói quen giao dịch thông qua các dịch vụ ngân hàng.
Chẳng hạn, dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động M-Pesa ra mắt ở Kenya năm 2007 và dần mở rộng ra 10 quốc gia châu Phi, nhưng tại thời điểm ra mắt chỉ 27% dân số quốc gia Đông Phi này tiếp cận dịch vụ tài chính của ngân hàng, so với tỷ lệ 83% hiện nay.
Báo cáo của Nền kinh tế di động Tây Phi cho thấy năm 2018, hoạt động của các đại lý chuyển tiền qua điện thoại di động ở khu vực này tăng 13 lần so với tổng số chi nhánh ngân hàng và các trạm ATM.
Khi không gian công nghệ tài chính dần đạt mức bão hòa, các nhà đầu tư công nghệ quan tâm đến khám phá các cơ hội khác từ châu Phi. Nhà đồng sáng lập Disrupt Africa, Gabriella Mulligan, đánh giá sự quan tâm đến không gian y tế điện tử ở châu Phi đã tăng nhanh trong 18 tháng qua, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm nổi bật vai trò của lĩnh vực công nghệ y tế.
Công nghệ nông nghiệp cũng là một lĩnh vực đầy hứa hẹn với nhiều tiềm năng có thể tạo đột phá ở châu Phi. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết các nền kinh tế châu Phi và chiếm ít nhất 15% GDP của khu vực nhưng vẫn ở mức thấp so với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp toàn cầu, dù lục địa này nắm giữ hơn 60% diện tích đất canh tác trên thế giới.
Hạn hán, tưới tiêu, phân bón, phòng chống dịch bệnh và tiếp cận thị trường là những lĩnh vực ưu tiên trong ngành nông nghiệp. Các công ty công nghệ châu Phi đang giải quyết những vấn đề này thông qua phát triển các giải pháp công nghệ đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu theo từng địa phương hoặc quốc gia cụ thể.
Chẳng hạn, công ty công nghệ nông nghiệp UjuziKilimo (thành lập năm 2015 tại Nairobi, Kenya) thường xuyên tương tác qua hệ thống nhắn tin SMS gửi cho nông dân hướng dẫn về các kế hoạch hành động nông nghiệp và các phương pháp, kinh nghiệm hay nhất.
Được Forbes châu Phi gọi là “Uber dành cho nông dân”, cơ sở dữ liệu của UjuziKilimo cung cấp thông tin cập nhật về thời tiết và các bí quyết canh tác chính xác dựa trên thông tin thu thập được từ các cảm biến đặt trong các khu vực đất sản xuất để đo đạc chất lượng đất và giá trị pH.
Công ty IProcure ở Nairobi, Kenya đã huy động được khoảng 1 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm, cung cấp nền tảng thông tin thị trường đa diện để quản lý chuỗi cung ứng, theo dõi từ xa giá cả hàng hóa và hỗ trợ thanh toán di động tích hợp sẵn.
Hỗ trợ lưu kho và mua sắm trực tuyến của iProcure giúp các nhà bán lẻ xây dựng các mô hình mua hàng theo vị trí địa lý trong thời gian thực, từ đó cung cấp các chương trình khách hàng thân thiết có chọn lựa và chiết khấu cho nông dân.
Tại Nam Phi, công ty nông nghiệp Aerobotics (thành lập năm 2014) đã đáp ứng nhu cầu phòng chống các loại bệnh nông nghiệp hiệu quả thông qua phát triển dịch vụ sử dụng hình ảnh trên không từ máy bay không người lái và vệ tinh kết hợp với các thuật toán học máy.
Công ty có trụ sở tại Cape Town này thuộc sở hữu của 11 nhà đầu tư tư nhân và đang huy động vốn mạo hiểm ở giai đoạn thứ cấp, với giá trị thương vụ mới nhất lên tới 5,36 triệu USD. Aerobotics cũng đang tìm cách mở rộng cung cấp sang Mỹ.
Khi vốn cổ phần tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm tiếp tục cạnh tranh "miếng bánh" công nghệ châu Phi, bước phát triển giai đoạn đầu có thể mang đến nhiều cơ hội đầu tư, dù tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
Các nhà đầu tư cần nhận thức được những biến thiên ở giai đoạn khởi phát, trong đó cần từ 5 năm đến 7 năm để có mức ổn định và có thể mất nhiều năm để khoản đầu tư khởi nghiệp tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào.
Ưu điểm nổi bật là thị trường công nghệ châu Phi có thể dễ dàng tiếp cận, phần lớn là do các chương trình tăng tốc tập trung vào châu Phi được tài trợ ở cấp độ toàn cầu và các cuộc thi khởi nghiệp công nghệ thu hút các công ty công nghệ địa phương (với giải thưởng là vốn khởi nghiệp) phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức của châu lục.
Các chương trình này không chỉ hỗ trợ nâng cao hồ sơ của các nhà đổi mới công nghệ châu Phi mà còn có thể cung cấp cho các nhà đầu tư tương lai cái nhìn tổng quan tốt hơn về bối cảnh công nghệ châu Phi.
Dù đang phải đối mặt với triển vọng ảm đạm không lường trước của các phương tiện đầu tư mang tính thử nghiệm và mạo hiểm, các nhà đầu tư có cơ hội tốt để khẳng định năng lực nhằm tìm ra các cơ hội đầu tư mà công nghệ châu Phi có thể mang lại.
Thông qua việc đánh giá cẩn trọng và áp dụng nghiêm ngặt các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực và quốc gia, các nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư vàng của công nghệ châu Phi trong những năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
08:02' - 01/01/2021
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 38/2020/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
-
Công nghệ
Khi công nghệ kết hợp với thiên nhiên
06:10' - 31/12/2020
Các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Australia) cho biết, phần cùi nhẹ và xốp của vỏ sầu riêng có thể được chuyển hóa thành năng lượng dùng cho một số thiết bị công nghệ hay động cơ xe.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ AI phát hiện hơn 100.000 hố va chạm trên Mặt Trăng
05:30' - 30/12/2020
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã xác định được hơn 109.000 hố va chạm chưa từng được biết đến trên Mặt Trăng bằng phương pháp học máy - một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI).
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Giải thưởng Sao Khuê 2021 bổ sung nhóm giải cho các nền tảng chuyển đổi số
17:41'
Ngày 21/1, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (Hiệp hội VINASA) chính thức phát động "Chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021".
-
Công nghệ
Malaysia muốn cung cấp chứng chỉ an ninh mạng toàn cầu cho các nước ASEAN.
11:27'
Ngày 21/1, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ nhất (ADGMIN1) đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến dưới sự điều hành của Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah.
-
Công nghệ
EU áp phạt nhiều công ty sản xuất game
11:05'
Liên minh châu Âu (EU) đã áp phạt đối với một nền tảng game của Mỹ và năm công ty sản xuất game do đã chặn người chơi mua các bản có giá rẻ hơn ở các nước khác trong khối.
-
Công nghệ
Hàn Quốc yêu cầu 6 tập đoàn công nghệ cung cấp dịch vụ trực tuyến ổn định
08:40'
Hàn Quốc đã yêu cầu các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Google, Facebook và Netflix cũng như các tập đoàn công nghệ quốc gia gồm Naver, Kakao và Wavve tuân thủ luật mới của nước này.
-
Công nghệ
VNPT và Viettel đăng ký triển khai mạng 5G tại An Giang
20:20' - 20/01/2021
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông An Giang cho biết, VNPT và Viettel đã đăng ký triển khai thí điểm dịch vụ 5G tại An Giang trong năm 2021.
-
Công nghệ
Mạng 5G vẫn mang tính hứa hẹn nhiều hơn là thực tế
08:10' - 20/01/2021
Ngày càng nhiều quảng cáo về sức hấp dẫn của các thiết bị có thể kết nối mạng di động thế hệ thứ năm (5G), nhưng đến nay mạng 5G vẫn mang tính hứa hẹn nhiều hơn là thực tế.
-
Công nghệ
Ví điện tử Gpay gọi vốn khủng từ Hàn Quốc
19:45' - 19/01/2021
Ngày 19-1, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ G-Group đã công bố khoản đầu tư ở vòng gọi vốn thứ nhất (series A) vào ví điện tử G-Pay từ tập đoàn tài chính KB Hàn Quốc với định giá 425 tỉ đồng.
-
Công nghệ
Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị đi vào hoạt động
13:03' - 19/01/2021
Ngày 19/1, tại thành phố Đông Hà, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh Quảng Trị.
-
Công nghệ
Samsung kỳ vọng Galaxy S21 sẽ tăng doanh số smartphone
06:39' - 19/01/2021
Samsung Electronics đặt nhiều kỳ vọng các mẫu điện thoại thông minh cao cấp chủ lực Galaxy S21 vừa ra mắt sẽ thúc đẩy doanh số bán điện thoại thông minh (smartphone) của doanh nghiệp Hàn Quốc này.