Năm 2021: Động lực cải cách sẽ tiếp tục được duy trì
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi là năm đầu tiên của thời kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới 2021-2030. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam – với độ mở cao – có thể sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn rất phức tạp, tác động tiêu cực có thể kéo dài.
Để tìm hiểu về các giải pháp đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đề ra, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phóng viên: Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng dương năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo bà đâu là những nguyên nhân tạo nên thành công trên?
TS Trần Thị Hồng Minh:Năm 2020, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế 2,91%. Mức tăng này thấp hơn so với giai đoạn 2016-2019, và kể cả so với ky vọng của chúng ta vào đầu năm 2020. Dù vậy, xét trong bối cảnh chung của toàn cầu đang chịu tác động của dịch COVID-19 thì đây lại là thách tích “đáng nể”.
Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân cơ bản giúp Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng trong năm qua là công tác chống dịch hiệu quả và vai trò điều hành của chính phủ.
Trước hết về công tác phòng chống dịch hiệu quả. Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 23/1/2020, Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.
Khi đợt dịch thứ hai bùng phát, chúng ta đã có thêm kinh nghiệm thực hiện giãn cách xã hội và chỉ tiến hành cách ly, giãn cách xã hội ở phạm vi hẹp hơn, qua đó giảm thiểu tác động bất lợi đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh.Nhờ đó, chúng ta vẫn duy trì được không ít không gian kinh tế cho doanh nghiệp và người dân, ngay cả trong những thời điểm khó khăn của năm 2020.
Thứ hai đó là công tác chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt trên các lĩnh vực vốn có “độ ỳ” lớn trong những năm qua. Đầu tiên, Chính phủ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công bằng cách “khơi thông” trách nhiệm của người đứng đầu với các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền, để họ mạnh dạn hơn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công có sẵn và cải thiện hệ thống thông tin, tư vấn chuyên gia để hỗ trợ cho quyết định đầu tư một cách chuyên nghiệp hơn. Tiếp theo Chính phủ đã hỗ trợ hợp lý cho cộng đồng doanh nghiệp, để cộng đồng doanh nghiệp “trụ vững” qua những thời điểm khó khăn. Những vướng mắc về điều kiện tiếp cận hỗ trợ cũng được Chính phủ, các bộ, ngành lưu tâm, theo dõi để điều chỉnh, trên cơ sở tham vấn chặt chẽ cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ đã không ngừng tạo dựng thêm không gian mới cho hoạt động kinh tế. Chính phủ đã chỉ đạo hiệu quả việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trao đổi với các đối tác về cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh đại dịch để tạo cơ hội cho xuất khẩu của doanh nghiệp Việt.Các mô hình kinh tế mới cũng được nghiên cứu và cụ thể hóa thành chính sách, mà điển hình nhất là Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Phóng viên: Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 6%. Bà có khuyến nghị chính sách gì để đạt mục tiêu tăng trưởng trên? TS Trần Thị Hồng Minh: Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới còn nhiều phức tạp. Việt Nam, với độ mở nền kinh tế cao, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Dù việc phát triển vắc-xin COVID-19 có thêm chuyển biến, tiến trình phổ biến vắc-xin này nhiều khả năng không hoàn thành trong năm 2021.Cùng với rủi ro để ngỏ về khả năng phát sinh những biến thể virus mới, chúng ta có thể chứng kiến xu hướng phục hồi không đều giữa các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới và ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2021 như Quốc hội đề ra đòi hỏi quyết tâm rất lớn của toàn hệ thống chính trị.Theo tôi một số chính sách Chính phủ nên lưu tâm trong thời gian tới là: Theo dõi sát các diễn biến liên quan như đại dịch COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc trên các lĩnh vực, chuyển biến công nghệ... để có những cân nhắc, cập nhật kịch bản điều hành trong nước.
Bên cạnh đó, tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp để cùng chung tay vượt qua thách thức, cùng tiến tới phục hồi kinh tế. Đồng thời, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư.Khơi thông trách nhiệm hiệu quả hơn nữa để tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công trong năm 2021, làm hình mẫu cho những năm tiếp theo của nhiệm kỳ.
Mặt khác, hỗ trợ hợp lý cho cộng đồng doanh nghiệp để họ giữ được tinh thần hứng khởi đối với hoạt động kinh doanh.Hoàn thiện những chính sách căn bản về hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối doanh nghiệp để thu hút FDI hiệu quả, tận dụng hiệu quả làn sóng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.
Đặc biệt, phát triển thị trường trong nước để tạo thêm cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp. Nhanh chóng phát triển mạnh các mô hình kinh tế mới (kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, v.v.) để tạo thêm “sức nặng” cho thị trường trong nước, qua đó hướng doanh nghiệp nhiều hơn về “sân chơi Việt”, “khách hàng Việt”. Ngoài ra, không ngừng tìm kiếm thêm cơ hội từ xuất khẩu, thông qua nâng cao năng lực khai thác các FTA, đặc biệt là các FTA tương đối mới như CPTPP và EVFTA, đồng thời tiếp tục đa dạng hóa cả thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Phóng viên: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo gì về các kịch bản tăng trưởng trong năm 2021? TS Trần Thị Hồng Minh: Theo chúng tôi, nếu chỉ tập trung vào các biện pháp phòng dịch và phục hồi kinh tế, có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đến hết tháng 6/2021 thì mới đánh giá được khả năng thực hiện các mục tiêu kinh tế; trong đó có mục tiêu tăng trưởng 6%. Tuy nhiên, nếu song hành với các biện pháp phòng dịch và phục hồi kinh tế, Chính phủ thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh một cách mạnh mẽ hơn thì nền kinh tế sẽ vẫn giữ được sức bật và cơ hội để thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển kinh tế sẽ lớn hơn. Cần lưu ý, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện cải cách trong những năm qua, kể cả ở những thời điểm bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp khó khăn (đại dịch COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung....). Đây sẽ là cơ sở để tin rằng động lực cho cải cách sẽ tiếp tục được duy trì, “làm mới” và đóng góp hiệu quả hơn vào kết quả kinh tế trong năm 2021./. Phóng viên: Xin cảm ơn bà!Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hoàn tất UKVFTA tạo thêm gắn kết và đan xen về kinh tế Việt Nam - Anh
07:46' - 30/12/2020
Ở tầm chiến lược, việc hoàn tất UKVFTA tạo thêm sự gắn kết và đan xen về kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Anh, qua đó làm sâu sắc thêm và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược Việt- Anh.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Kinh tế Việt Nam xếp hạng 19 thế giới vào năm 2035
15:18' - 29/12/2020
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) ở Anh mới đây đã công bố báo cáo thường niên về 193 nền kinh tế, trong đó, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 19 thế giới vào năm 2035.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng kinh tế gần 3% năm 2020
17:20' - 21/12/2020
Việt Nam dự kiến tăng trưởng gần 3% năm 2020 trong khi kinh tế thế giới dự kiến giảm tối đa 4%, dù phải đối mặt với cú sốc lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.