Năm 2021 sẽ thu 2.800 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng
Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, thời gian tới sẽ có thêm nguồn thu từ dịch vụ hấp thụ cacbon và giảm phát thải của rừng. Như vậy, mỗi năm có thể tăng thêm từ 300 – 500 tỷ đồng từ các dịch vụ môi trường rừng.
Năm vừa qua, cả nước thu được trên 2.566 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 91% kế hoạch; trong đó, Trung ương thu trên 1.604 tỷ đồng; địa phương thu trên 962 tỷ đồng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, việc thu tiền dịch vụ môi trường rừng không đạt kế hoạch bởi, tình hình thủy văn quý IV/2019 đến quý II/2020 diễn ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại một số hồ thủy điện lớn như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.Điều này dẫn đến các hồ thủy điện không đạt mực nước dâng bình thường, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty thủy điện.
Ngoài ra, năm 2020 cũng là năm có diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới, đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cho biết, số tiền dịch vụ môi trường rừng trên đã góp phần hỗ trợ cho 226 ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; hơn 138.000 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng; tạo nguồn thu cho 81 công ty lâm nghiệp để duy trì hoạt động khi không còn khai thác gỗ rừng tự nhiên và hỗ trợ sinh kế cho hơn 172.000 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng người dân miền núi bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang khó khăn. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính bền vững, huy động nguồn vốn từ xã hội, góp phần vào gia tăng giá trị của ngành lâm nghiệp cũng như tăng trưởng GDP.Nhờ có nguồn tài chính này đã góp phần trong việc quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, sinh kế bền vững cũng như nâng cao nhận thức cho người dân.
Ông Phạm Văn Điển cho rằng, nguồn tiền này thu được là nhờ giá trị ích lợi thu được từ rừng do đó cần nhớ rằng việc thu này luôn gắn với việc tái đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.Chúng ta làm việc này để cho rừng phát triển tốt hơn và người dân bảo vệ rừng cũng có thêm được nguồn thu. Thu từ giá trị dịch vụ rừng luôn phải gắn liền với trách nhiệm bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế.
Theo ông Phạm Văn Điển, số tiền thu được trên chưa phản ánh đầy đủ giá trị dịch vụ của hệ sinh thái rừng mang lại.Còn có những hoạt động khác có thể tạo ra nguồn thu như dịch vụ du lịch sinh thái. Hiện nay, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng chủ yếu là từ các nhà máy thủy điện, công ty nước sạch.
Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới cần mở rộng đối tượng thu như dịch vụ kinh doanh du lịch sinh thái; cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng ngập mặn, nuôi cá nước lạnh, nuôi cá lồng trên sông, hồ…; dịch vụ hấp thụ và lưu trữ cacbon trong nước và bán tín chỉ cacbon ra thị trường thế giới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Lâm nghiệp: Gia Lai cân nhắc về đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng làm sân golf
13:51' - 18/12/2020
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Dự án sân golf Đắk Đoa khi xây dựng, đi vào hoạt động sẽ phải chuyển mục đích sử dụng 174,01 ha đất rừng làm mất đi vĩnh viễn thảm thực vật rừng lớn đã ổn định gần 50 năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Lâm nghiệp: Chỉ chuyển mục đích sử dụng rừng khi không có phương án thay thế
16:30' - 20/10/2020
Những dự án được chuyển đổi sử dụng rừng phải là các dự án phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng; dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58'
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19'
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Thang máy 2024
15:42'
Với quy mô tăng 30% so với năm 2023, Vietnam Elevator Expo 2024 mang tới những giải pháp, công nghệ và phong cách mới của 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện diện tại 120 gian hàng.
-
DN cần biết
Phát triển song hành thị trường vốn và tín dụng xanh
14:03'
Sản phẩm và dịch vụ tài chính tại Việt Nam gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và hình thức tiếp cận khiến nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
-
DN cần biết
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình năng lượng
09:15'
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37' - 26/11/2024
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.