Năm Chủ tịch ASEAN: Việt Nam chủ động thúc đẩy đoàn kết ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong chuỗi thuyết trình chính sách của đại sứ các nước tại Malaysia do Viện Nghiên cứu Ngoại giao và Quan hệ đối ngoại Malaysia (IDFR) tổ chức, ngày 27/2, Đại sứ Lê Quý Quỳnh đã có bài thuyết trình với chủ đề “Những mục tiêu của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020”.
Tham dự buổi thuyết trình có quan chức Bộ Ngoại giao Malaysia, Đại sứ một số nước tại Malaysia, đại diện ngoại giao đoàn, lãnh đạo IDFR cùng giới chuyên gia nghiên cứu, báo giới sở tại.
Trong bài thuyết trình về năm ASEAN 2020 tại khách sạn Swiss Garden, Kuala Lumpur, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành vai trò nước Chủ tịch ASEAN 2020 với mục tiêu “Vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Đại sứ Lê Quý Quỳnh nhấn mạnh việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN là trách nhiệm to lớn, mang đến nhiều thách thức cũng như cơ hội cho Việt Nam. Việt Nam sẽ quyết tâm và dành ưu tiên cao nhất thực hiện trọng trách này, góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn kết và vững mạnh trên cơ sở kế thừa những thành quả đạt được từ Chủ tịch ASEAN trước và đề xuất các sáng kiến và kế hoạch mới góp phần hoàn thành mục tiêu Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Theo Đại sứ Lê Quý Quỳnh, trong năm vừa qua, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp với sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh thương mại. Xuất phát từ các vấn đề đặt ra cho ASEAN cũng như căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” với mong muốn khẳng định đoàn kết có ý nghĩa quyết định với sự vững bền của ASEAN.
Để giúp các đại biểu và quan khách hiểu rõ thêm, Đại sứ Lê Quý Quỳnh đã phân tích, làm rõ nội hàm của chủ đề này. Theo ông, “gắn kết” là mong muốn củng cố khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực và thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết khu vực, kết nối về kinh tế, đề cao ý thức cộng đồng và bản sắc của ASEAN, gắn bó người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Đại sứ Lê Quý Quỳnh nhấn mạnh thông qua “Chủ động thích ứng”, Việt Nam mong muốn nâng cao năng lực của ASEAN nhằm thích ứng một cách chủ động và hiệu quả trước các biến động nhanh chóng của tình hình thế giới cũng như tận dụng khả năng nâng cao cơ hội và hạn chế thách thức do tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo ông, gắn kết và thích ứng là hai thành tố có tính giao thoa, bổ trợ lẫn nhau. Một Cộng đồng ASEAN gắn kết và phát triển mới có thể thích ứng hiệu quả với các yếu tố tác động bên ngoài và ngược lại, chủ động thích ứng sẽ giúp ASEAN gắn kết chặt chẽ, nhờ đó tăng cường sức mạnh tổng thể.
Trong bài thuyến trình cũng như phần hỏi đáp, trao đổi với các quan khách tham gia buổi thuyết trình, Đại sứ Lê Quý Quỳnh nhấn mạnh chủ đề này có tính tiếp nối từ các chủ đề của ASEAN năm 2019 là “Tăng cường đối tác vì sự bền vững” và năm 2018 là “Tự cường và Sáng tạo”, đồng thời cũng đã nhận được sự hưởng ứng cao của các nước thành viên ASEAN và sự đồng tình, ủng hộ của các nước đối tác của ASEAN.
Bên cạnh đó, Đại sứ khẳng định với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia, đặc biệt là các nước ASEAN cần bắt kịp xu hướng và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và phát triển đất nước. Ông nhấn mạnh một quốc gia sẽ không thể trở nên thịnh vượng nếu chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp với công nghệ lạc hậu.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Malaysia cũng cho biết Việt Nam sẽ thúc đẩy 5 ưu tiên trong năm Chủ tịch. Một là, phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực trên cơ sở tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN; đẩy mạnh tinh thần gắn bó, tương trợ và ủng hộ lẫn nhau giữa các nước thành viên; nâng cao khả năng phối hợp lập trường chung của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế; thúc đẩy hình thành và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chung trong quan hệ giữa các quốc gia; ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Hai là, thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, theo đó liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện trong nội khối và với các Đối tác; thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trên nền tảng đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số và các công nghệ mới; tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường các dịch vụ xã hội phục vụ người dân và nhóm yếu thế; hiện đại hóa nền hành chính công; xây dựng môi trường xanh...
Ba là, thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN: tạo dựng các giá trị chung của ASEAN và phổ biến rộng rãi trong người dân, thúc đẩy nhận thức và nhận diện về Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng, nâng cao hình ảnh của Cộng đồng ASEAN trong khu vực và trên thế giới.
Bốn là, đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới, phát huy vai trò và đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế; mở rộng và nâng tầm quan hệ với các Đối tác trên toàn cầu, góp phần định hình cấu trúc và luật chơi mới của khu vực và thế giới.
Năm là nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN: cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN; điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp các quy trình, quy chuẩn trong ASEAN./.
Xem thêm:
>>Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và vai trò của “Nhóm đặc trách cao cấp về hội nhập kinh tế”
>>Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất hai sáng kiến cho năm Chủ tịch ASEAN 2020
10:33' - 19/02/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã đề xuất hai sáng kiến cho năm Chủ tịch ASEAN 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Việt Nam chủ trì họp Ủy ban ASEAN tại LHQ
12:04' - 11/01/2020
Việt Nam - với vai trò Chủ tịch Ủy ban Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại New York năm 2020 - đã tổ chức cuộc họp đầu tiên nhằm thảo luận các hoạt động của ủy ban trong cả năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020
17:57' - 06/01/2020
Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Việt Nam thúc đẩy 5 ưu tiên, xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết
10:28' - 01/01/2020
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban ASEAN Quốc gia 2020 đã trả lời phỏng vấn báo chí những ưu tiên mà Việt Nam sẽ thúc đẩy trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
CEOWORLD: Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống
20:25' - 26/06/2022
Theo bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống toàn cầu năm 2021 do tạp chí CEOWORLD, chất lượng sống của Việt Nam được cải thiện đáng kể chỉ sau 1 năm, với việc tăng 39 bậc trên bảng xếp hạng này năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái “trong gang tấc”
13:01' - 25/06/2022
Trong đánh giá thường niên về các chính sách kinh tế của Mỹ, IMF hiện dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn dự đoán tăng 3,7% được đưa ra hồi tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO Binance: Bitcoin có thể rời xa mức kỷ lục 69.000 USD/BTC trong hai năm tới
19:56' - 23/06/2022
Theo Giám đốc điều hành (CEO) Changpeng Zhao của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance, đồng bitcoin có thể ở dưới mức cao lịch sử gần 69.000 USD/bitcoin (BTC).
-
Ý kiến và Bình luận
CEO TotalEnergies: Nhiên liệu hóa thạch vẫn cần thiết
08:57' - 23/06/2022
Nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vẫn cần thiết tại thời điểm mà thị trường toàn cầu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng eo hẹp và giá cả tăng vọt.
-
Ý kiến và Bình luận
ExxonMobil cảnh báo tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ còn kéo dài
06:08' - 22/06/2022
CEO ExxonMobil, Darren Woods cảnh báo người tiêu dùng phải chuẩn bị hứng chịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ kéo dài tới 5 năm do đầu tư giảm và tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái trong năm tới
07:40' - 21/06/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát mới của Wall Street Journal với các nhà kinh tế hàng đầu, xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới là khoảng 44%.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022
16:31' - 20/06/2022
Công ty nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics cho biết, sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu và môi trường giao dịch ngày càng lo ngại rủi ro có khả năng khiến lạm phát tăng trong năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Hoàn thiện chuỗi logistics cho nông sản Việt
08:18' - 18/06/2022
Hoạt động logistics trong lĩnh vực nông nghiệp mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy đầy đủ vai trò để góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.