Nấm đông trùng hạ thảo ngày càng khan hiếm do biến đổi khí hậu
Nhiều người dân ở Trung Quốc và Nepal đã thiệt mạng trong những năm qua do những cuộc đụng độ liên quan đến loại nấm hiếm yarchagumba, có tên chính thức là Ophiocordyceps sinensis.
Mặc dù không có các lợi ích được chứng minh khoa học, những nhiều người đun yarchagumba trong nước để làm chè hoặc bỏ vào các món canh và món hầm vì tin rằng nó chữa đủ thứ bệnh từ liệt dương đến ung thư.
Một báo cáo đăng trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho biết: "Đây là một trong các sản phẩm sinh học có giá trị nhất thế giới, đem lại nguồn thu nhập chính yếu cho hàng trăm nghìn người thu hái".
Các nhà nghiên cứu cho biết trong những thập niên gần đây, yarchagumba ngày càng được săn lùng và giá cả cũng tăng vọt, có thể gấp 3 lần giá vàng tại Bắc Kinh.
Trong khi nhiều người cho rằng việc thu hái quá mức là nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm, nhưng các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu nhiều hơn. Và họ đã phỏng vấn 48 người thu hái và buôn bán loại nấm quí này.
Họ cũng tìm tòi những sách khoa học được công bố trước kia, gồm cả các cuộc phỏng vấn hơn 800 người tại Nepal, Bhutan, Ấn Độ và Trung Quốc để hiểu nguyên nhân sự sụt giảm rõ rệt này.
Các mô hình thời tiết, các nhân tố địa lý và điều kiện môi trường cũng được phân tích để tạo nên bản đồ sản lượng yarchagumba trong khu vực. Báo cáo cho biết với việc sử dụng các dữ liệu bao trùm 2 thập kỷ và tại 4 nước, các nhà khoa học phát hiện ra rằng sản lượng loại đông trùng hạ thảo này đang giảm khắp nơi.
Báo cáo cho biết :"Trong khi những người thu hái cho rằng việc suy giảm đông trùng hạ thảo là do khai thác mức, nhưng qua đánh giá môi trường sinh sống và sinh sản cho thấy biến đổi khí hậu cũng có thể là một tác nhân".
Loại nấm có hình nón này chỉ được tìm thấy ở trên độ cao 3.500 m, và thành hình khi loại nấm này kí sinh vào một con sâu bướm, dần dần giết chết vật chủ này. Để phát triển, loài đông trùng hạ thảo này cần khí hậu đặc biệt lạnh với nhiệt độ mùa Đông dưới 0 độ C, nhưng chỉ ở nơi đất không đóng băng vĩnh cửu.
Căn cứ vào nhiệt độ mùa Đông tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian từ 1979 đến 2013 ở phần lớn khu vực, nhất là ở Bhutan, mật độ loại nấm này có thể bị tác động tiêu cực.
Xu hướng ấm lên đặc biệt tác động tới Bhutan, với nhiệt độ trung bình mùa Đông tăng 3,5 đến 4 độ C ở phần lớn môi trường sinh sống của nó.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thực vật trên cao nguyên Tây Tạng không di chuyển lên phía trên để đáp ứng với thời tiết ấm lên từ năm 2000 đến 2014, điều đó cho thấy đông trùng hạ thảo không thể di chuyển lên núi tới môi trường lạnh hơn khi khí hậu ấm lên và điều đó báo hiệu khó khăn cho những người làm nghề thu hái đông trùng hạ thảo để kiếm sống./.
>>>Tỷ phú đông trùng hạ thảo
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nobel kinh tế 2018 nêu bật cuộc tranh luận toàn cầu về biến đổi khí hậu
05:30' - 23/10/2018
Hãng tin Reuters đưa tin giải Nobel Kinh tế năm nay nêu bật cuộc tranh luận toàn cầu về những rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu.
-
Tài chính
Hỗ trợ các nước đang phát triển 1 tỷ USD chống biến đổi khí hậu
10:16' - 22/10/2018
Quỹ Khí hậu xanh (GFC) của Liên hợp quốc (LHQ) vừa duyệt chi hơn 1 tỷ USD cho 19 dự án mới nhằm giúp đỡ các quốc gia đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến hạn chế thành ưu điểm trong canh tác nông nghiệp biến đổi khí hậu
17:23' - 18/08/2018
Ngày 18/8, tại Tp. Cần Thơ, Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị khoa học Nông nghiệp quốc tế "Phát triển nông nghiệp bền vững trong tác động của biến đổi khí hậu: Thách thức và cơ hội".
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Tình hình sức khỏe hai anh em ngộ độc botulinum tại Tp. Hồ Chí Minh
14:06'
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thông tin về tình hình hai bệnh nhân bị ngộ độc botulinum sau một thời gian chăm sóc tích cực.
-
Đời sống
FIFA bán hơn 1 triệu vé xem VCK World Cup nữ 2023
13:46'
Vòng chung kết (VCK) Giải vô địch bóng đá nữ thế giới (FIFA World Cup nữ) 2023 đạt cột mốc ấn tượng khi số vé bán ra vượt 1 triệu trong khi còn hơn 1 tháng nữa sự kiện thể thao này mới bắt đầu.
-
Đời sống
Bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng, Nhật Bản thiếu lao động
13:15'
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mở rộng chương trình lao động kỹ năng đặc định từ ba lĩnh vực lên 12 lĩnh vực.
-
Đời sống
Khuyến cáo không ăn nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ
12:06'
Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, trong đó được không sử dụng nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ...
-
Đời sống
Thí sinh thi vào lớp 10 cần lưu ý gì trước "giờ G"?
11:19'
Thí sinh dự thi lớp 10 cần ghi nhớ những điều dưới đây để đảm bảo một kỳ thi tuyển an toàn và thành công.
-
Đời sống
Để “công trình phụ” không còn là phụ
09:27'
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội dù có nhưng còn quá ít, đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến hình ảnh đô thị văn minh, sạch đẹp, hiện đại.
-
Đời sống
Tai nạn thang cuốn tại Hàn Quốc làm 14 người bị thương
10:16' - 08/06/2023
Theo Yonhap, cảnh sát Hàn Quốc cho biết sáng 8/6, một thang cuốn bất ngờ đảo chiều tại một ga tàu điện ngầm ở quận Bundang thuộc thành phố Seongnam, phía Nam thủ đô Seoul, khiến 14 người bị thương.
-
Đời sống
Nhiều vùng ở miền Tây Venezuela phải cắt điện hằng ngày
08:32' - 08/06/2023
Nhiều khu vực ở miền Tây Venezuela buộc phải cắt điện hằng ngày trong bối cảnh các nhà máy nhiệt điện thiếu nhiên liệu không sản xuất đủ điện để bù cho sản lượng thủy điện yếu kém vì thiếu nước.
-
Đời sống
Nhà hàng tốt nhất thế giới mở cửa trở lại với diện mạo mới
22:24' - 07/06/2023
Nhà hàng elBulli của Tây Ban Nha, từng liên tiếp được bình chọn là nhà hàng tốt nhất thế giới trước khi đóng cửa vào năm 2011, sẽ mở cửa trở lại với danh nghĩa là bảo tàng về cuộc cách mạng ẩm thực.