Nobel kinh tế 2018 nêu bật cuộc tranh luận toàn cầu về biến đổi khí hậu
Giải Nobel Kinh tế 2018 về tay hai người Mỹ tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế học khí hậu và thuyết tăng trưởng nội sinh là William Nordhaus của Trường Đại học Yale và Paul Romer thuộc Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói công trình nghiên cứu của những người đoạt giải giúp giải quyết một số thách thức lớn nhất của thế giới như những thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu, bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng phúc lợi cho con người.
Vài giờ trước khi trao giải, Hội đồng Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cảnh báo về những nguy cơ của các đợt nắng nóng, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn tại một số vùng của thế giới, nguy cơ một số loài sẽ bị tuyệt chủng nếu con người không đổi mới tư duy về cách vận hành của các xã hội.
Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) công bố báo cáo đầu tiên về các hậu quả nghiêm trọng đối với hành tinh, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm quá 1,5 độ C. Theo mục tiêu COP 21 đề ra, từ nay tới năm 2100, nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng từ 1,5 đến 2 độ C. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính nhiệt độ sẽ tăng 3 độ C chứ không phải 1,5 độ C, kéo theo những thảm họa không thể đảo ngược cho cả con người và nhiều loài sinh vật sống.
Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng quá 1,5 độ C, mực nước biển sẽ tăng trong nhiều thế kỷ, nhiều vùng đất, nhất là các đảo nhỏ sẽ không kịp thích nghi, hệ sinh thái sẽ bị xáo trộn nhiều, các loài động vật không có khả năng di chuyển nhanh sẽ có tỉ lệ chết cao, đại dương sẽ bị axit hóa. Sự thay đổi khí hậu sẽ diễn ra ở mọi vùng đất, không phân biệt mức độ phát triển của xã hội, nhưng bị tác động mạnh nhất vẫn là các quốc gia nghèo nhất.
Một phần tư nhân loại sẽ sống ở những khu vực có nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C so với mức trung bình, ít nhất trong một mùa trong năm. Ở Bắc bán cầu, các đợt nắng nóng sẽ ngày càng nhiều và với mức độ ngày càng cao. Khu vực Nam Âu có nguy cơ sa mạc hóa. Nguy cơ lũ lụt và hạn hán cũng ngày càng tăng, nhất là ở Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng mạnh.
Đối với nhà khoa học Romer, giải Nobel đến một cách hoàn toàn bất ngờ, ông không hề trông đợi được chọn nhận giải nên không trả lời hai cú điện thoại gọi đến hôm ấy. Nhưng giờ ông bày tỏ vui mừng vì có cơ hội mở rộng nghiên cứu lý thuyết của mình: “Tôi nghĩ nhiều người nghĩ rằng bảo vệ môi trường sẽ rất tốn kém và khó khăn tới mức họ chỉ muốn ngoảnh mặt làm ngơ...Nhưng thực ra chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ môi trường và làm được điều đó mà không phải hy sinh cơ hội để duy trì tăng trưởng”.
Nhà nghiên cứu Nordhaus của Đại học Yale là người đầu tiên tạo ra một mô hình định lượng mô tả sự tương tác giữa kinh tế và khí hậu. Viện Hàn lâm nhận định trong một thông báo: “Những phát hiện của các nhà khoa học này đã mở rộng đáng kể phạm vi phân tích kinh tế bằng cách xây dựng mô hình để giải thích cách mà kinh tế thị trường tương tác với thiên nhiên và kiến thức”.
Nobel Kinh tế thưởng là giải cuối cùng được trao hàng năm, sau Nobel Y học, Hóa học, Vật lý, Văn học và Hòa bình. Khôi nguyên Nobel Kinh tế sẽ được nhận 9 triệu kronor Thụy Điển, tương đương với 1,01 triệu USD. Ngoài ra, chủ nhân của các giải Nobel trong năm nay sẽ được trao giấy chứng nhận và huy chương vàng.
Năm ngoái, nhà kinh tế học người Mỹ Richar H. Thaler thuộc Đại học Chicago (Mỹ) đã vinh dự trở thành chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2017 nhờ những nghiên cứu của ông về lĩnh vực kinh tế học hành vi.
Từ năm 1969-2017, đã có 79 cá nhân được trao giải thưởng Nobel Kinh tế. Độ tuổi trung bình của các nhân vật được nhận giải Nobel Kinh tế trong giai đoạn 1969-2017 là 67 tuổi. Trong số đó người trẻ tuổi nhất là Kenneth J.Arrow 51 tuổi khi ông nhận giải vào năm 1972, còn người lớn tuổi nhất là Leonid Hurwicz, 90 tuổi, khi ông nhận giải vào năm 2007./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Brazil
14:30' - 02/10/2018
Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC) ngày 1/10 cho biết thặng dư thương mại nước này đạt trên 4,97 tỷ USD trong tháng 9/2018, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ "chĩa mũi nhọn" vào Ấn Độ và Brazil về thương mại
10:13' - 02/10/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thêm Ấn Độ và Brazil vào danh sách ngày càng dài gồm các nước mà ông cho là đối xử với nền kinh tế hàng đầu thế giới một cách không công bằng về thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil sẽ tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu mỏ
08:01' - 24/08/2018
Brazil cho biết sẽ tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu mỏ hiện nay từ 2,6 triệu lên 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2027, để duy trì là một trong 10 quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thịt gà Brazil
13:40' - 18/08/2018
Các nhà chức trách Brazil cho biết Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định gia hạn thêm sáu tháng việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thịt gà nhập khẩu từ nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.