Năm lý do khiến khủng hoảng nợ của Hy Lạp có nguy cơ quay trở lại
Hy Lạp, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang có những bất đồng xung quanh gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro (91 tỷ USD) dành cho Hy Lạp.
Thời gian không còn nhiều trước khi Hy Lạp lại đối mặt với nguy cơ vỡ nợ - điều đe dọa gây ra những bất ổn ở Eurozone. Có 5 lý do gây lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ mới.
Thứ nhất, IMF, thiết chế tài chính đóng vai trò trung tâm trong hai gói cứu trợ đầu tiên dành cho Hy Lạp, chưa chính thức tham gia gói cứu trợ thứ ba cùng với Eurozone và có khả năng quỹ này sẽ chọn việc đứng ngoài. IMF bất đồng với Eurozone trong hai vấn đề chính là mục tiêu kinh tế và nợ.Về các mục tiêu kinh tế, IMF nói rằng những yêu cầu mà châu Âu đề ra với Hy Lạp là không thực tế. Eurozone khẳng định Hy Lạp có thể đạt thặng dư ngân sách trước khi thanh toán nợ ở mức 3,5% GDP trong vài năm tới, trong khi IMF cho rằng mức 1,5% GDP là khả thi, và khối nợ của Hy Lạp không bền vững và cần giảm nợ đáng kể.
Thứ hai, lập trường cứng rắn của IMF đang đặt Đức vào thế yếu. Đức là nước kiên quyết nhất ở Eurozone trong việc phản đối yêu cầu của IMF là giảm mạnh nợ cho Hy Lạp. Trong khi đó, Đức cùng với các nước khác như Hà Lan đưa ra điều kiện cho việc tham gia cứu trợ Hy Lạp là sự tham gia đầy đủ của IMF.Đức e ngại rằng chỉ mình EU sẽ khó có thể duy trì được sức ép buộc Hy Lạp thực hiện các cải cách mà không có sự kiên quyết của IMF trong các yêu cầu được đề ra. Nếu IMF vẫn đứng ngoài chương trình cứu trợ Hy Lạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble bị đặt vào "thế bí" chỉ vài tháng trước khi diễn ra các cuộc bầu cử vào tháng Chín.
Thứ ba, Hy Lạp đang đối mặt với nghĩa vụ thanh toán 7 tỷ euro vào giữa tháng Bảy nhưng khó có thể thực hiện nếu không nhận được thêm tiền cứu trợ. Trong gần hai năm qua, Hy Lạp đã thực hiện các cải cách và cam kết về ngân sách.Tuy nhiên, khoản tiền cứu trợ mới sẽ chưa được giải ngân cho đến khi Hy Lạp vượt qua được lần đánh giá hiện nay, trong khi Đức và Hà Lan sẽ chỉ đồng ý nếu IMF tham gia đầy đủ. Để tháo gỡ bế tắc, IMF đã yêu cầu Hy Lạp thực hiện thêm các biện pháp khắc khổ, mặc dù hoài nghi về các mục tiêu ngân sách mà châu Âu đặt ra. Chính phủ Hy Lạp kiên quyết phản đối yêu cầu này.
Thứ tư, ngày 20/2 tới, ngày diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurozone, được coi là thời hạn không chính thức cho việc đạt thỏa thuận giữa các bên, nhưng điều này được cho là khó khăn, khi các bên vẫn bất đồng sâu sắc. Sau thời hạn đó, châu Âu sẽ bước vào giai đoạn bầu cử bận rộn, bắt đầu với Hà Lan vào ngày 15/3, tiếp đến là Pháp vào mùa Xuân và Đức vào tháng Chín. Việc hỗ trợ nhiều hơn cho Hy Lạp sẽ không phải là ý tưởng mà nhiều người dân châu Âu ủng hộ. Thứ năm, Mỹ là nước có lá phiếu mạnh nhất trong ban điều hành của IMF nhưng hiện ghế của Mỹ "vẫn trống". Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ ủng hộ sự tham gia của IMF vào việc cứu trợ Hy Lạp, nhưng liệu điều đó có còn được duy trì dưới thời ông D.Trump hay không còn chưa rõ. Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính Pierre Moscovici trong chuyến thăm ngày 15/2 tới Hy Lạp đã hối thúc nước này và các nhà tài trợ nỗ lực cho việc đạt được sự đồng thuận trong những ngày sắp tới. Ông Moscovici hoan nghênh tiến triển mà Hy Lạp đạt được trong việc củng cố tài chính và nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung hơn vào các cải cách để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp.>>>Bất đồng giữa các chủ nợ đe dọa "đóng băng" khoản cứu trợ cho Hy Lạp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp sơ tán hơn 70.000 người để tháo gỡ quả bom thời Chiến tranh Thế giới II
09:33' - 11/02/2017
Khoảng 72.000 cư dân ở Thessaloniki, thành phố lớn thứ hai Hy Lạp, sẽ được sơ tán khi các nhà chức trách tiến hành tháo gỡ một quả bom chưa nổ thời Chiến tranh Thế giới II.
-
Kinh tế Thế giới
Bất đồng giữa các chủ nợ đe dọa "đóng băng" khoản cứu trợ cho Hy Lạp
15:39' - 08/02/2017
Những đánh giá trái ngược của Eurozone và IMF về tình hình kinh tế Hy Lạp đang phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa hai bên và có thể ảnh hưởng tới kế hoạch giải ngân các khoản cứu trợ cho quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone thông qua các biện pháp giảm nợ trong ngắn hạn cho Hy Lạp
13:25' - 24/01/2017
Eurozone đã thông qua các biện pháp giảm nợ trong ngắn hạn cho Hy Lạp, kết thúc bất đồng giữa nước này với các nhà tài trợ về các khoản tiền thưởng trong dịp Giáng sinh mà Hy Lạp đã thông báo.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Hy Lạp bán tiền vàng để ứng phó với khủng hoảng
12:43' - 24/01/2017
Nhật báo "Kathimerini" của Hy Lạp dẫn số liệu của Ngân hàng trung ương nước này cho biết người dân Hy Lạp phải bán ra các đồng xu vàng để trang trải cho cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những sắc lệnh đáng chú ý của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi nhậm chức
18:50'
Ngày 20/1, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức cải tổ chính phủ thông qua việc ký loạt sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa cam kết khi tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Đức: EU đã sẵn sàng cho khả năng bị Mỹ áp thuế
17:53'
Bộ trưởng Robert Habeck nói rằng, Đức và EU phải tự cứu lấy mình bằng cách đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
Những sản phẩm và công ty trong "tầm ngắm" thuế quan của Mỹ
17:16'
Việc áp thuế quan trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng tiêu dùng của người Mỹ, từ giày thể thao, đồ chơi đến ô tô, bia và bơ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh "soán ngôi" Đức thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất châu Âu
16:19'
Vương quốc Anh đã vượt Đức để trở thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất ở châu Âu, ngay cả khi kế hoạch tăng thuế kỷ lục của Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves làm trì trệ thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump ra tuyên bố mới về chiến lược không gian
16:16'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã khẳng định quyết tâm "cắm quốc kỳ" trên Sao Hỏa.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thống D. Trump tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài của Mỹ trong 90 ngày
15:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài trong 90 ngày để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của các chương trình này với chính sách đối ngoại của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định quyền Bộ trưởng Quốc phòng
15:00'
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã chỉ định ông Robert Salesses làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khi chờ Thượng viện phê chuẩn ứng viên chính thức là ông Pete Hegseth.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng
14:44'
Trong ngày nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng và khôi phục lại hoạt động khai thác dầu khí tại Bắc Cực và các khu vực ven biển nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường hợp tác trong ASEAN để nâng cao vị thế đàm phán với Mỹ
14:39'
Giới chuyên gia kinh tế Thái Lan đã kêu gọi các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường hợp tác để nâng cao vị thế đàm phán thương mại với chính quyền mới của Mỹ.