Nam Phi sẽ có vị thế mới tại Liên hợp quốc?
Đây là nhận định được đăng trong bài phân tích mới đây của chuyên gia Peter Fabricius trên trang mạng của Viện nghiên cứu các vấn đề an ninh Nam Phi (ISS).
Với sự trùng hợp ngẫu nhiên, Nam Phi dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ramaphosa sẽ đảm nhiệm chiếc ghế ủy viên HĐBA LHQ vào năm 2019.
Điều này, kết hợp với dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo huyền thoại Nelson Mandela, tạo cơ hội cho quốc gia cực Nam châu Phi này phục hồi một số cơ hội quốc tế đã bị mất dưới thời của Tổng thống vừa phải từ chức Jacob Zuma.
Nam Phi là ứng cử viên duy nhất được các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 30 diễn ra vào tháng Một vừa qua cho vị trí ứng cử viên duy nhất của châu Phi tại HĐBA và sẽ được Đại hội đồng LHQ tiến hành bỏ phiếu vào tháng Sáu tới.Vì vậy, nếu không có gì bất ngờ, vào năm tới Nam Phi sẽ cùng với Ivory Coast và Guinea Xích đạo để tạo thành một sự lặp lại gần đây của nhóm gọi là A3 (phi Châu 3). Hai nước Ivory Coast và Guinea Xích đạo sẽ đảm nhiệm năm thứ hai và cũng là năm cuối trên cương vị ủy viên HĐBA.Đây là sẽ lần thứ 3 Nam Phi tham gia HĐBA. Lần đầu tiên là nhiệm kỳ 2007-2008 dưới thời Tổng thống Thabo Mbeki và lần thứ 2 là nhiệm kỳ 2011-2012 dưới thời Tổng thống Jacob Zuma.Vậy Nam Phi sẽ thể hiện trong nhiệm kỳ tới như thế nào? Liệu Pretoria có lại bước vào bãi mìn? Nếu chỉ đánh giá theo các chủ đề mà nước này đã chọn lựa để theo đuổi trong HĐBA thì có lẽ là không.
Đây là những chủ đề vô hại gồm tôn vinh di sản của Nelson Madela và huy động sự ủng hộ cho sáng kiến “Chấm dứt tiếng súng” đầy tham vọng của AU vào năm 2020. Hai chủ đề này sẽ được liên kết bằng cách kêu gọi áp dụng tất cả các nỗ lực hòa bình của nhà lãnh đạo Nelson Madela.
Giám đốc chương trình nghiên cứu Hòa bình và an ninh của Viện ISS, Stephanie Wolters tin tưởng rằng Nam Phi cần có sự chuyển biến đáng kể trong cách xử lý các cuộc xung đột (như là ở Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo) nếu “nước này muốn tạo ra một ảnh hưởng đối với việc quản lý và phòng ngừa xung đột trong châu lục”.Nhưng chuyên gia Jakkie Cilliers, Giám đốc chương trình đổi mới và tương lai châu Phi của ISS, cho rằng có thể có những thay đổi và dưới thời ông Ramaphosa, Nam Phi có thể theo đuổi một chính sách cân bằng hơn tại HĐBA – đó là ít thiên về Nga và Trung Quốc và thậm chí còn “nghiêng” về phương Tây hơn.
Chuyên gia nổi tiếng Nam Phi này cũng tin rằng Tổng thống Ramaphosa có thể ít quan tâm đến các động thái mang tính ý thức hệ tại HĐBA và chú trọng hơn vào việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực tốt hơn ở châu Phi.
Xét cho cùng, thương mại và đầu tư lớn hơn trong chính Nam Phi, đặc biệt là xuất khẩu các hàng hóa sản xuất từ nước này, là vấn đề mấu chốt đối với sự thịnh vượng kinh tế của Nam Phi. Theo ông Cilliers, Tổng thống Ramaphosa có thể biến điều này thành mục tiêu chính sách đối ngoại chủ chốt của mình và “nó hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của tân Tổng thống nhằm khôi phục kinh tế trong nước”.Sự hiện diện của Nam Phi tại HĐBA vào năm tới cũng có thể đem đến cho nước này cơ hội để khôi phục chiến dịch vận động cho chiếc ghế ủy viên thường trực HĐBA.Tuy nhiên, chiến dịch vận động cho vị trí ủy viên thường trực HĐBA cũng sẽ không giúp gì Nam Phi khi nước này không nhận được sự ủng hộ cần thiết từ châu Phi cũng như vì các cuộc đàm phán mở rộng HĐBA kéo dài thường dẫn đến thất bại.
Nhà nghiên cứu Cilliers cho rằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới là cần thiết và đó là lý do tại sao ông đã giúp đưa ra ý tưởng “Bầu hội đồng”, một sáng kiến xã hội dân sự toàn cầu nhằm làm cho HĐBA LHQ trở nên dân chủ và mang tính đại diện hơn sau giai đoạn chuyển tiếp 18 năm qua.Với nhiều thông điệp về sự thiện chí từ các nhà lãnh đạo thế giới mong muốn tái gắn kết, Nam Phi dưới thời Tổng thống Ramaphosa có vẻ như đã sẵn sàng để theo đuổi một loạt mục tiêu chính sách đối ngoại./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tăng thuế VAT – “Canh bạc” đối với Nam Phi
20:28' - 22/02/2018
Bộ trưởng Tài chính Nam Phi, Malusi Gigaba mới đây đã công bố bản ngân sách “ngặt nghèo”, trong đó nâng thuế giá trị gia tăng (VAT) 1 điểm phần trăm lên 15%.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi mở cuộc điều tra chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước
09:39' - 10/01/2018
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã tuyên bố mở cuộc điều tra chống tham nhũng nhằm vào các nhân vật cấp cao nhất trong bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Nam Phi tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân?
05:30' - 15/12/2017
Trang tin National Interest (Mỹ) số ra mới đây có bài phân tích về việc Nam Phi tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân của tác giả Robert Farley, giảng viên cao cấp thuộc Đại học Kentucky.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nam Phi phải điều trần về tham nhũng vào ngày 30/11
12:37' - 21/10/2017
Cơ quan Công tố quốc gia (NPA) đã yêu cầu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma phải điều trần về tham nhũng vào ngày 30/11 tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Tránh rủi ro khi xuất khẩu vào thị trường Nam Phi: Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp
14:29' - 25/09/2017
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, Bộ Công Thương cũng như Thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực châu Phi nhiều lần hỗ trợ xử lý các sự vụ lừa đảo trong mua bán với các đối tác qua mạng internet.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.