Năm yếu tố làm chao đảo các thị trường thế giới trong năm 2015
Đối với giới đầu tư và giao dịch toàn cầu, năm 2015 mang lại cho họ những cung bậc cảm xúc khó quên, khi mà các thị trường tiền tệ, tài chính thế giới trải qua rất nhiều biến động và bất ngờ, từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Trung Quốc cho đến các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) lớn tại Mỹ.
Đầu năm 2016 là dịp giới phân tích và đầu tư tổng kết, đánh giá những yếu tố tác động mạnh tới các thị trường toàn cầu trong năm 2015 và dựa vào đó để đưa ra những dự báo cho năm 2016.
Kinh tế thế giới hồi tháng 8/2015 tưởng chừng như sắp rơi vào cuộc suy thoái mới, song điều lo ngại này đã không xảy ra.
Động thái tăng lãi suất trong những ngày cuối năm của Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới rốt cuộc cũng đã thoát khỏi tình trạng khó khăn sau cuộc khủng hoảng năm 2008, song tác động đối với những nước khác và các thị trường tài chính trên toàn cầu vẫn là yếu tố tiềm ẩn.
Tờ thời báo tài chính The Financial Times (Anh) đã dẫn ra năm yếu tố được các chuyên gia tại nước Anh đánh giá là làm chao đảo các thị trường thế giới năm 2015:
+ Khủng hoảng Trung Quốc:
So với tất cả những mối quan ngại về khủng hoảng nợ Hy Lạp hay kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), thì mối quan ngại về biến động của các thị trường Trung Quốc là yếu tố tác động nhiều nhất tới tâm trạng của các nhà đầu tư trên toàn cầu trong hầu hết năm 2015, nhất là sau khi chỉ số chứng khoán tổng hợp Shanghai Composite của nước này giảm mạnh hồi tháng 6/2015 và sau đó là tháng 8/2015.
Chỉ trong một phiên giao dịch trong tháng 8/2015,thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 8,5%, mức giảm mạnh nhất trong một phiên kể từ năm 2007, kéo theo sự sụt giá mạnh của các cổ phiếu trên khắp các thị trường toàn cầu.
Dẫu rằng chỉ số chứng khoán Shanghai Composite sau đó dần hồi phục và khép lại năm 2015 với mức tăng 13%, song mối lo ngại về kinh tế Trung Quốc vẫn khiến giới đầu tư và các thị trường không thể yên tâm.
Một loạt doanh nghiệp lớn, từ công ty môi giới chứng khoán Panmure Gordon và nhà thời trang cao cấp Burberry của nước Anh, đến daonh nghiệp thép Kobe Steel (Nhật Bản) hay tập đoàn thương mại, vận tải biển và năng lượng Maersk (Đan Mạch) phàn nàn rằng Trung Quốc là yếu tố làm số lượng hợp đồng hoặc doanh số bán hàng của họ giảm hẳn cũng như khiến lợi nhuận của họ sa sút.
+ Sự rớt giá mạnh của dầu thô:
Từ mức 116 USD/thùng hồi tháng 6/2014, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng vào đầu năm 2015 và tiếp tục rớt xuống mức thấp nhất trong 11 năm trở lại đây là 36,05 USD/thùng vào cuối năm.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ mức dự báo giá dầu thô Brent năm 2016 đi 10 USD, xuống 43 USD/thùng, và dầu thô West Texas Intermediate (WTI, Mỹ) từ 48 USD/thùng xuống còn 40 USD/thùng, trong bối cảnh nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục tăng sau khi phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran và Mỹ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ.
Giá dầu ở mức thấp giúp giảm tỷ lệ lạm phát tại nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới và về mặt lý thuyết giúp “giải phóng” nhu cầu đối với các hàng hóa khác.
Tuy nhiên, việc dầu thô rớt giá mạnh cũng làm thay đổi tình hình làm ăn kinh doanh của các công ty năng lượng, tiêu biểu là nó biến vụ thâu tóm công ty BG của tập đoàn năng lượng Royal Dutch Shell trị giá 35-40 tỷ bảng trở thành quyết định đầu tư tồi.
+ Năm của “swissie”:
Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ hiếm khi ra các quyết định khiến làm ai phiền lòng, nhưng đầu tháng 1/2015, ngân hàng này đã tạo một cú sốc chưa từng có khi bất ngờ dỡ bỏ trần tỷ giá cố định đồng franc với đồng euro (ở mức 1,20 franc đổi 1 euro) được áp dụng trong suốt ba năm.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Christine Lagarde và thống đốc các ngân hàng trung ương châu Âu không tránh khỏi bất ngờ vì không được thông báo trước. Đồng euro ngay lập tức giảm 13,8% so với đồng franc Thụy Sỹ.
Sự xáo động tỷ giá sau quyết định này khiến các công ty môi giới ngoại tệ thiệt hại nặng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch hay các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ - hai lĩnh vực mũi nhọn của nước này.
Mức trần tỷ giá nói trên được áp đặt hồi năm 2011, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng nợ Eurozone đã dẫn các dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư trên thế giới đổ vào các tài sản an toàn của Thụy Sỹ, khiến cho đồng franc Thụy Sỹ tăng vọt và gây ảnh hưởng bất lợi tới xuất khẩu của nước này.
Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ mới đây cho biết họ chưa có ý định sớm áp đặt hạn chế lên tỷ giá đồng franc.
+ Năm của M&A:
Rất nhiều công ty cho rằng năm 2015 là thời điểm thích hợp để đưa ra những bước đi chiến lược. Ngay cả nhà tài phiệt Warren Buffett cũng chọn 2015 là năm để ông thực hiện thương vụ lớn nhất của mình từ trước tới giờ - vụ thâu tóm Precision Castparts Corp. trị giá 32 tỷ USD.
Các thỏa thuận mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn cầu năm 2015 phá vỡ các kỷ lục trước đó về mặt giá trị, đưa tổng giá trị các thỏa thuận M&A tính tới đầu tháng 12/2015 lên 4.600 tỷ USD.
Theo thống kê của Dealogic, năm 2015 có chín thỏa thuận M&A trị giá trên 50 tỷ USD, nhiều hơn năm thỏa thuận so với năm 2014. Các hoạt động M&A diễn ra nhiều nhất ở Mỹ; nước Anh góp hai trong số bốn thương vụ M&A lớn nhất trên toàn cầu. Các ngân hàng Mỹ cho rằng năm 2015 là thời điểm để xúc tiến các vụ M&A, bởi sau giai đoạn khủng hoảng, các công ty đã có những dấu hiệu làm ăn tốt hơn hẳn, cộng thêm môi trường lãi suất thấp.
+ Khủng hoảng Hy Lạp: Vào đầu năm 2015, cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp làm dấy lên nguy cơ gây chia rẽ trong Liên minh châu Âu (EU) và dẫn tới sự xáo động không nhỏ trên các thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, sức ép này đã dịu lại hồi giữa tháng 8/2015 khi “xứ sở các vị Thần” và Eurogroup - nhóm các bộ trưởng tài chính các nước thuộc Eurozone - đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ thứ ba sau hai tuần đàm phán tại Athens, Hy Lạp.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Trung Quốc và bài toán bình ổn thị trường chứng khoán
14:02' - 05/01/2016
Các thị trường chứng khoán lớn của Trung Quốc lao dốc trong phiên giao dịch đầu tiên của Năm mới, khiến lần đầu tiên cơ chế "ngừng giao dịch" được kích hoạt.
-
Chứng khoán
Lần đầu tiên trong lịch sử Chứng khoán Trung Quốc ngừng giao dịch
17:58' - 04/01/2016
Hoạt động giao dịch trên TTCK Thượng Hải và Thâm Quyến ngày 4/1 đã chấm dứt vào lúc 13h28' sau khi cổ phiếu giảm 7%, qua đó khởi động cơ chế "tự ngắt" mới trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Các tập đoàn dầu mỏ sẽ tiếp tục cắt giảm đầu tư
15:58' - 04/01/2016
Trong bối cảnh giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, các nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ lớn trên thế giới sẽ tiếp tục xu hướng cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp thông qua các biện pháp cải cách mới theo yêu cầu của chủ nợ
16:40' - 16/12/2015
Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua dự luật bao gồm những biện pháp cải cách mà các chủ nợ quốc tế yêu cầu để được giải ngân 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
5 thương vụ M&A lớn nhất thế giới
06:30' - 14/12/2015
Năm nay là năm có nhiều thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) nhất tính theo giá trị đồng USD. Điển hình là 5 năm dẫn đầu về giá trị các thương vụ M&A, theo đánh giá của Dealogic.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.