Nạn tham nhũng từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi
Bên lề Kỳ họp, một số đại biểu đã nêu ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng; giải pháp phòng ngừa và chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm tín dụng đen.
* Quyết liệt và đồng bộ Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhận xét, Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ đã đề cập sát hơn về tình hình đấu tranh phòng, chống nạn tham nhũng. Nội dung báo cáo thể hiện rõ công tác phát hiện, xử lý tham nhũng được chú trọng hơn; vấn đề xử lý hành vi tham nhũng đạt tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với mọi năm.Báo cáo của Chính phủ cũng đề cập đến những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay; trong đó thẳng thắn chỉ rõ những vướng mắc bắt nguồn từ đâu, nguyên nhân, biện pháp chấn chỉnh. “Như vậy, năm nay với tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng, tình hình để đánh giá, báo cáo của Chính phủ có sự nghiêm túc, trách nhiệm hơn so với mọi năm. Qua báo cáo này, chúng ta thấy công tác phòng, chống tham nhũng năm nay có bước chuyển rất tích cực”, đại biểu Nguyễn Thái Học nói.
Theo đại biểu Nguyễn Thái Học, mọi năm, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ đều cho thấy tỷ lệ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tỷ lệ phá án tăng không nhiều nhưng năm nay tỷ lệ này tăng 30%. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra truy tố tăng lên, cho thấy các cấp, các ngành đều quyết tâm cao, vào cuộc đồng bộ để xử lý hành vi tham nhũng. Nhờ vậy, nạn tham nhũng đang từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm.
Đánh giá nạn tham nhũng vặt còn nhức nhối mặc dù công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến, đại biểu Nguyễn Thái Học cho rằng, lòng dân còn chưa yên vì hàng ngày, hàng giờ vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, vòi vĩnh trong một bộ phận cán bộ thực thi công vụ. Bộ phận này làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Do vậy, việc chấn chỉnh tình trạng tiêu cực, vòi vĩnh trong cán bộ, công chức phải được đẩy mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó, công tác thực thi cần được triển khai quyết liệt và đồng bộ. Nêu giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng không rơi vào tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, đại biểu Lê Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng, giải pháp căn bản là nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Theo đại biểu, một cơ quan, đơn vị, tổ chức có người đứng đầu chuẩn mực thì chắc chắn việc thực thi pháp luật sẽ nghiêm túc.Hiện nay, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đang diễn ra rất mạnh mẽ cùng với sự đồng thuận cao của nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tiễn tại địa phương và cơ sở, đại biểu cho rằng, bản thân người dân cũng phải có trách nhiệm trong việc phát hiện, điều chỉnh hành vi nhằm thực hiện quyết liệt công cuộc phòng, chống tham nhũng.
Đại biểu Lý Tiết Hạnh đồng tình với một số ý kiến của đại biểu Quốc hội khác khi nêu tình trạng người dân đều nói phải phòng, chống tham nhũng, phản đối hành vi tiêu cực liên quan đến thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhưng đôi lúc trong công việc hàng ngày, người dân không tự điều chỉnh hành vi, có tiếng nói chung với nạn tham nhũng vặt.
Đại biểu nêu ví dụ: “Chúng ta phản đối cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng tiêu cực, nhũng nhiễu, nhưng trong thực tế vẫn có những người có thói quen, quan niệm là đi đến đâu cũng có phong bì cho cán bộ, công chức để công việc thuận lợi”.
Đại biểu nhấn mạnh đến sự đồng bộ giữa lời nói và việc làm, đồng bộ từ trên xuống dưới, từ cán bộ đảng viên, những người thực thi công vụ đến những người trực tiếp tiếp xúc với công việc đó. Có như vậy, công tác phòng, chống tham nhũng mới có thể “trên cũng nóng, mà dưới cũng nóng”. * Phòng ngừa và chống các loại hình tội phạm mới Bàn về tình hình tội phạm hiện nay, đại biểu Lý Tiết Hạnh bày tỏ quan tâm đến tình hình tội phạm công nghệ cao. Theo đại biểu, mặc dù một bộ phận nhân dân hiện còn chưa được tiếp cận nhiều thông tin đối với loại hình tội phạm này, nhưng thực tế hiện nay, loại hình tội phạm này đang diễn ra rất phức tạp, đa dạng.Từng người, từng nhà đều có khả năng trở thành nạn nhân của loại hình tội phạm này. Đây là sự nhức nhối, nỗi đau của cả xã hội, gây ra những hậu quả khó lường. “Do đó, công tác chủ động đấu tranh phòng ngừa và chống loại hình tội phạm này nói riêng, những loại hình tội phạm mới nói chung là rất cần thiết”, đại biểu Lý Tiết Hạnh nói.
Đại biểu Lý Tiết Hạnh cho rằng, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng làm tốt công tác dự báo, đồng thời chủ động phòng ngừa đối với loại hình tội phạm công nghệ cao. Đại biểu mong muốn, người dân được tiếp cận nhiều hơn với thông tin về loại hình tội phạm công nghệ cao, các chính sách, pháp luật đặc thù để người dân thấu hiểu, có nhận thức đầy đủ, từ đó chủ động phòng, chống các loại hình tội phạm mới, trong đó có tội phạm công nghệ cao. Chia sẻ quan điểm đối với loại hình tội phạm tín dụng đen, đại biểu Trần Hồng Nguyên cho biết: Tội phạm tín dụng đen là loại hình tội phạm rất nhức nhối thời gian gần đây, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân dân. Để khắc phục loại hình tội phạm này, theo đại biểu, cần có một số giải pháp cụ thể.“Đầu tiên là xây dựng cơ sở pháp lý theo hướng thông thoáng, bao phủ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng uy tín hoạt động, để các tổ chức tín dụng đen không còn môi trường tồn tại. Cùng với đó, chúng ta phải có những quy định chặt chẽ, kịp thời để xử lý nghiêm minh. Quan trọng hơn nữa, phải có biện pháp để giảm thiểu thiệt hại cho người dân”, đại biểu Trần Hồng Nguyên cho hay.
Nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, đại biểu Trần Hồng Nguyên cho rằng, đây là giải pháp quan trọng, trong đó cần tuyên truyền từ cơ sở để các tổ chức xã, phường vận động, nắm tình hình. Theo đại biểu, tới đây, khi Luật Công an nhân dân ban hành và có hiệu lực, lực lượng công an xã là kênh rất quan trọng để phát hiện sớm manh mối, một mặt ngăn chặn, mặt khác vận động, tuyên truyền nhân dân để có nhận thức, từ đó chủ động ngăn chặn hành vi phạm tội của các tổ chức tín dụng đen./. Xem thêm:>>Đề xuất tăng hình phạt cho hành vi tham nhũng
>>Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Từng bước đẩy lùi tham nhũng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: CPTPP nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam
20:10' - 12/11/2018
Theo nhiều đại biểu quốc hội, CPTPP nâng cao khả năng ứng phó của Việt Nam trước các tác động của kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chưa thống nhất nội dung điều chỉnh Luật Đầu tư công
17:35' - 12/11/2018
Dự thảo Luật Đầu tư công với 18 đã được đại diện Chính phủ tiếp tục đề xuất tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV nhưng đa số đại biểu vẫn chưa thống nhất với nội dung dự thảo luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn hiệp định CPTPP
15:22' - 12/11/2018
Chiều 12/11, với 96,7% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội hiến kế khắc phục tình trạng trốn thuế, chuyển giá
14:30' - 12/11/2018
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) phải khắc phục được tình trạng trốn thuế, nợ đọng thế, chuyển giá...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.