Nâng cao hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
Du lịch 2017 thực sự tạo dấu ấn với những điểm sáng nổi bật, đóng góp lớn vào GDP cả nước, từng bước khẳng định vị thế của ngành kinh tế mũi nhọn, xứng đáng với kỳ vọng của toàn xã hội.
Không chỉ ghi dấu ấn với du lịch, văn hóa truyền thống của Việt Nam tiếp tục được bạn bè quốc tế vinh danh với hai di sản văn hóa phi vật thể.
Năm 2018, ngành Du lịch Việt Nam sẽ tập trung giải quyết những điểm “nghẽn” để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đúng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.Những người làm văn hóa sẽ tiếp tục chung sức cùng nhân dân - chủ nhân của di sản trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản để di sản thực sự trở thành tài sản...
Tập trung giải quyết 4 điểm “nghẽn” Tại Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã nêu rõ: Trong năm 2018, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã giao cho ngành Du lịch chỉ tiêu tăng trưởng 15-17 triệu lượt khách quốc tế. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng rất quan trọng.Ngành Du lịch sẽ phấn đấu đạt mục tiêu được giao, đạt ít nhất 16-17 triệu lượt khách quốc tế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong năm 2017. Trong năm 2018, ngành Du lịch dự kiến phục vụ khoảng 78 triệu khách du lịch nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 620.000 tỷ đồng tương đương 27,5 tỷ USD.
Hiện nay, du lịch được coi là xu hướng tất yếu và là được xác định là ngành “công nghiệp không khói” mang về một nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành Du lịch nước ta vẫn còn đối diện nhiều thách thức để theo kịp tốc độ của một số nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…Với mức tăng trưởng 16 -17 triệu lượt khách quốc tế, Việt Nam sẽ đuổi kịp Indonesia về mức độ tăng trưởng khách quốc tế. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nêu rõ: Kết quả năm 2017 mới chỉ là bước đầu, chưa xứng đáng với tài nguyên, điều kiện mà Việt Nam đang có, khiêm tốn so với các nước trong khu vực.Ngành Du lịch còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cũng như hạn chế yếu kém cần tháo gỡ, khắc phục, trong đó có những vấn đề nội tại của ngành như: phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến, kiểm soát chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản lý điểm đến…
Để du lịch theo kịp tốc độ của một số nước phát triển, trong năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định: Ngành Du lịch cần tiến hành động bộ các giải pháp trên nhiều mặt. Trong đó, ngành Du lịch cần tập trung giải quyết 4 điểm “nghẽn” nhằm thu hút khách quốc tế đến nước ta. Đó là các điểm nghẽn về: chính sách visa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách; quảng bá – xúc tiến; kết nối hàng không và cải thiện dịch vụ mặt đất; quản lý điểm đến nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện và an toàn. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho hay: Nhiệm vụ đón 16-17 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2018 là hết sức nặng nề, đòi hỏi toàn ngành Du lịch phải chủ động, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, lĩnh vực liên quan, các địa phương, nhất là địa bàn trọng điểm du lịch nhằm duy trì đà tăng trưởng khách quốc tế, nội địa.Ngay từ đầu năm 2018, Tổng cục Du lịch đã chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá tại các thị trường trọng điểm, đổi mới các hoạt động xúc tiến để nâng cao hiệu quả. Các tỉnh, thành phố cần liên kết chặt chẽ trong tổ chức hoạt động xúc tiến, không nên tổ chức riêng rẽ.
Ngành Du lịch hợp tác chặt chẽ với hàng không trong nước, quốc tế để tăng tần suất các đường bay đã có, thiết lập đường bay mới từ các thị trường trọng điểm đến các điểm đến còn nhiều dư địa phát triển như Phú Quốc, Đà Nẵng, Cát Bi, Huế, Vân Đồn.Mặt khác, ngành Du lịch xác định cần tăng cường quản lý điểm đến, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch. Đây là vấn đề quan trọng cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan bởi việc này thực chất là hoạt động xúc tiến tại chỗ, nhằm hướng tới sự hài lòng của du khách.
Toàn ngành Du lịch cũng sẽ duy trì, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, khắc phục những hạn chế yếu kém mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra, trong đó tập trung khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên, kiểm soát chất lượng dịch vụ, quản lý điểm đến.Đặc biệt, trong năm 2018, ngành Du lịch phối hợp với các địa phương thực hiện, tạo chuyển biến đột phá với hai vấn đề cụ thể là: hoàn thành đầu tư nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các điểm, khu du lịch; phát động phong trào sinh viên tình nguyện tham gia làm hướng dẫn viên du lịch tại các địa bàn đông khách du lịch, khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên…
Để Di sản thực sự là tài sảnTrong năm 2017, ngành Văn hóa đón nhận tin vui kép khi mà có thêm hai di sản văn hóa truyền thống được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại. Đó là “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; “Hát Xoan Phú Thọ” được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định: Việc hai di sản văn hóa truyền thống là Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ và Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, chuyển tải các thông điệp về tình yêu quê hương đất nước và sự gắn kết cộng đồng.
Qua đó cũng ghi nhận việc Việt Nam hết sức tôn trọng sự đa dạng văn hóa, bản sắc văn hóa mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và vai trò của cộng đồng với sáng tạo văn hóa. Đây cũng là sự ghi nhận đối với những nỗ lực của Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội đã chung tay góp sức giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc.
Như vậy, Việt Nam đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và một di sản cần được bảo vệ khẩn cấp là ca trù. Cùng với các tài nguyên khác, đây sẽ là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch, nhất là ở các địa phương.Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng với việc bảo tồn, Việt Nam cần cố gắng phát huy các giá trị các di sản văn hóa, mang lại giá trị kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu cho nhân dân để di sản thực sự là tài sản.
Để làm được điều đó, ngành Văn hóa cần tiếp tục xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ giao lưu, hội nhập.Mặt khác, các đơn vị chức năng cần tăng cường kết nối, phối hợp nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, liên ngành trong các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Bên cạnh đó, ngành tiếp tục xây dựng, mở rộng mạng lưới liên kết các tổ chức, các câu lạc bộ, nghệ nhân tiêu biểu, nhà nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể để chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nhận diện, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; duy trì và phát triển các biện pháp trong truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch duy trì, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế về di sản văn hóa nói chung và bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, tạo điều kiện giới thiệu, tôn vinh di sản, cộng đồng nhân dân là chủ thể văn hóa được giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế…/.Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Đã tìm ra chủ thẻ SeALady đầu tiên trúng chuyến du lịch Singapore của SeABank
11:23' - 13/01/2018
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã tiến hành trao thưởng 2 chuyến du lịch đến Singapore cho 2 Khách hàng đầu tiên trong chương trình “Mở thẻ SeALady – Vi vu Singapore” trị giá 40.000.000đ/giải.
-
Đời sống
Xu hướng du lịch bằng máy bay riêng
20:22' - 12/01/2018
Mới xuất hiện tại Việt Nam vài năm trở lại đây song hình thức “du lịch bằng máy bay riêng” hay còn gọi là tour charter đã nhanh chóng được nhiều du khách Việt ưa thích và ưu tiên lựa chọn.
-
Kinh tế & Xã hội
Năm 2018, ngành du lịch phấn đấu đón 15-17 triệu lượt khách quốc tế
17:46' - 12/01/2018
Trong năm 2018, để đạt được kết quả cao hơn nữa, ngành du lịch đã đưa ra một loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phấn đấu đón từ 15-17 triệu lượt khách quốc tế.
-
Đời sống
Đồi hoa tam giác mạch thu hút khách du lịch đến Nghệ An
15:13' - 12/01/2018
Với hai màu chủ đạo là trắng và hồng, loài hoa vốn có xuất xứ từ vùng cao nguyên đá Hà Giang đang thu hút nhiều du khách gần xa đến huyện Nghĩa Đàn chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).