Trình Quốc hội việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
Đồng thời bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021.
Theo Tờ trình, khoản viện trợ 1.431,387 tỷ đồng là khoản phát sinh trong năm 2020 đã được các cơ quan trung ương thực nhận nhưng chưa có dự toán được giao. Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán thu, chi ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) và phân bổ chi tiết số tăng thu năm 2020 là 1.431,387 tỷ đồng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, đại diện cơ quan thẩm tra, cho biết, việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng viện trợ không hoàn lại là cần thiết, hợp lý; không thể chờ có dự toán mới tiếp nhận và thực hiện.Do vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị bổ sung vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện, hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo quy định tại Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
Về thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán, Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, để bảo đảm đúng thẩm quyền quyết định, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán thu đối với khoản viện trợ, vì tại khoản 4 Điều 19 của Luật Ngân sách nhà nước quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, do vậy, chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán đối với các khoản chưa có trong dự toán.
Theo Tờ trình của Chính phủ, khoản viện trợ 1.431,387 tỷ đồng là khoản phát sinh trong năm đã được các bộ, cơ quan trung ương thực nhận và sử dụng, chi tiêu trong năm. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 181/BC-KTNN ngày 8/7/2021 của Kiểm toán Nhà nước, một số khoản kinh phí viện trợ chưa có dự toán đã được các bộ, cơ quan trung ương tiếp nhận, song chưa được rà soát, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán chi kịp thời 1.626,3 tỷ đồng. "Vì vậy, đề nghị Chính phủ làm rõ số chênh lệch giữa Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo của Kiểm toán nhà nước", ông Nguyễn Phú Cường nêu rõ. Về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự toán thu, chi ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) và phân bổ chi tiết số tăng thu năm 2021 là 4.217,777 tỷ đồng. Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị bổ sung vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021 theo quy định tại Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước. Về thẩm quyền quyết định, có 2 loại ý kiến. Đa số ý kiến đề nghị trình Quốc hội xem xét, bổ sung dự toán thu chi nguồn vốn này trong năm 2021 bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, theo đó, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán, phân bổ, sử dụng nguồn thu này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên) năm 2020; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021 để đảm bảo các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài đủ điều kiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các đại biểu chỉ rõ, đây là khoản bổ sung dự toán nên cần trình Quốc hội để đảm bảo đúng thẩm quyền. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản viện trợ không hoàn lại, không để xảy ra thất thoát, lãng phí và xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại; rút kinh nghiệm trong việc chậm phân bổ dự toán được Quốc hội giao, chậm báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; khẩn trương cập nhật, rà soát chính xác số liệu để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Nhiều ý kiến lưu ý Chính phủ thống nhất số liệu với Kiểm toán nhà nước, kể cả các khoản phát sinh trong thời gian vừa qua liên quan đến viện trợ nước ngoài có liên quan đến công tác phòng và chống dịch COVID-19; đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với nguồn viện trợ không hoàn lại đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch theo các quy định. Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, về việc bổ sung 1.431,387 tỷ đồng dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên năm 2020), Chính phủ cần rà soát số liệu và thống nhất với Kiểm toán nhà nước hoàn chỉnh hồ sơ để trình Quốc hội xem xét bổ sung dự toán thu chi, phân bổ chi tiết cho bộ, ngành, địa phương khi trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. Về việc bổ sung 4.217,777 tỷ đồng dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021, Chính phủ cũng phải rà soát, tổng hợp đầy đủ số liệu, thống nhất với Kiểm toán nhà nước hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo lại với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung dự toán phân bổ chi tiết cho bộ, ngành, địa phương. Thời gian trình chậm nhất là trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2022)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
11:32' - 10/03/2022
Sáng 10/3, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị giám sát về vấn đề xăng dầu
18:28' - 28/02/2022
Văn phòng Quốc hội vừa truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Quốc hội gửi một số cơ quan của Quốc hội yêu cầu giám sát về tình hình cung ứng xăng dầu trong nước và nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Singapore
17:52' - 25/02/2022
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, chiều 25/2 tại Nhà Quốc hội Singapore, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản quý I bứt phá đạt 2,45 tỷ USD
17:11'
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 380 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến trái cây ở Trà Vinh
16:27'
Dự án Nhà máy chế biến trái cây Trà Vinh – Greenfood với tổng mức đầu tư gần 380 tỷ đồng đã được khởi công ngày 2/4 tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
16:26'
Ngày 2/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
16:26'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép cho tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải vào, rời cảng TC- HICT
16:24'
Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.