Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu vi phạm
Tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu; công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 16/3.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) cho rằng, thời gian qua, giá dầu thế giới cao, nguồn cung trong nước thiếu hụt do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm sản lượng sản xuất, từ đó, phụ phí mỗi thùng dầu nhập khẩu tăng 2 - 3 lần so với năm 2021. Các doanh nghiệp đầu mối giảm chiết khấu cho các đại lý, giá bán tại một số đại lý không đủ bù chi phí, từ đó, một số cửa hàng xăng dầu tư nhân găm hàng, treo biển hết xăng chờ tăng giá. Giá bán lẻ tăng cao nhất 8 năm qua, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp trong thời gian tới để bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu trong nước? Trả lời, Bộ trưởng Công Thương cho biết, những ngày qua, giá xăng dầu thế giới tăng đột biến do đứt gãy ngồn cung ở những nước có sản lượng lớn và tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, làm thị trường xăng dầu thế giới đảo lộn, tăng biên độ từ 40 - 60%. Trong nước, nguồn cung gặp khó khăn bởi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm công suất đột ngột, có lúc xuống chỉ còn 55%, khi cao hơn cũng chỉ đạt 80%. Trước tình hình này, ngay từ đầu tháng 1, Bộ Công Thương đã chủ động tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp chỉ đạo hệ thống, yêu cầu tất cả những doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu xăng dầu phải nhập đủ sản lượng do nhà máy Nghi Sơn thiếu hụt để bảo đảm nguồn cung trong nước."Với chỉ đạo quyết liệt này, đến giữa tháng 2, nguồn cung xăng dầu đủ đáp ứng được đến hết tháng 3. Bộ cũng chỉ đạo doanh nghiệp đầu mối tiếp tục có kế hoạch nhập khẩu trong tháng 3 vượt sản lượng nhập khẩu bình thường. Nguồn cung không lúc nào thiếu", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh. Về giá, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính đã điều hành theo đúng quy định của pháp luật, 10 ngày/lần và bám sát diễn biến giá thế giới. Biên độ giá tăng của thế giới là 40 - 60% nhưng biên độ của Việt Nam chỉ 29 - 40%. Để đạt được như vậy, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã điều hành rất linh hoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu, dù số dư Quỹ không lớn nhưng đã cố gắng đưa ra mức hỗ trợ từ 500 - 1.500 đồng/1 lít xăng dầu, vì thế giá xăng dầu đã giảm. Gần đây, khi giá tăng, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc giảm thuế bảo vệ môi trường để góp phần giảm giá xăng dầu trong nước, giúp phục hồi kinh tế.Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nêu quan điểm, với nguồn cung phụ thuộc vào nước ngoài như vậy, các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò như thế nào trong việc bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm nguồn cung trong nước? Bên cạnh Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng có giải pháp nào căn cơ hơn để quản lý số lượng xăng dầu đưa ra thị trường trong nước, giá cả trên thị trường?
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) băn khoăn có hay không việc "găm hàng" xăng dầu từ tuyến vĩ mô, chứ không chỉ đại lý, bởi các đại lý xăng dầu trên địa bàn cho biết do nguồn cung của nhà điều hành ở cấp vĩ mô không đưa xuống, nên đại lý không có hàng để bán.Giải đáp chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, vai trò của nhà máy lọc dầu trong nước hiện nay là "một ẩn số trong phương trình giải bài toán nguồn cung trong nước". Việt Nam có thời điểm không có nhà máy lọc dầu nào nhưng trong nước vẫn không thiếu xăng dầu, các nước bên cạnh không có nhà máy lọc dầu cũng không thiếu. Trong khi đó, các nước có nhà máy lọc dầu thì cũng không có giá chênh lệch quá xa so với giá thế giới.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu lớn là Bình Sơn và Nghi Sơn. Nhà máy Bình Sơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư hoạt động ổn định, công suất cung cấp 30-35% tổng lượng xăng dầu trong nước. Nghi Sơn là nhà máy liên doanh với đối tác nước ngoài thì hoạt động không hiệu quả. Về vấn đề nội tại của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bộ trưởng cho rằng, "chủ yếu là vấn đề tài chính". Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là một bên trong liên doanh, đã báo cáo vấn đề này với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tập đoàn này cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để đấu tranh, yêu cầu hai liên doanh còn lại thực hiện đúng cam kết cung ứng dầu ra thị trường trong nước. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Nghi Sơn là nhập hoàn toàn từ dầu thô của Kuwait, trong bối cảnh biến động giá, việc khan hiếm nguồn cung là không thể tránh. "Chỉ khi nào có cam kết chắc chắn trước Bộ Công Thương rằng nguồn ở Nhà máy Nghi Sơn ra thị trường đảm bảo thì chúng tôi mới cho dừng nhập khẩu xăng dầu. Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan liên quan xử lý triệt để", Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh. Liên quan đến hiện tượng thiếu xăng dầu mà đại biểu Phạm Văn Hòa nêu, Bộ trưởng Công Thương nêu rõ, qua thanh tra 16.800/17.000 cửa hàng bán lẻ, có 211 cửa hàng có hiện tượng đóng cửa. Trong đó, phần lớn do sự cố kỹ thuật, có nơi găm hàng chờ tăng giá. Còn nơi nói không có hàng vì họ nhập nguồn từ Nhà máy Nghi Sơn nên khi nhà máy đột ngột giảm nguồn cung thì không dễ đi nhận hàng đầu mối khác, nhưng số lượng này không nhiều. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời chia sẻ nguồn cung từ hàng nhập khẩu và nguồn từ Nhà máy Bình Sơn nên chỉ sau một vài ngày đã khắc phục được. "Lực lượng chức năng đang tiến hành thanh tra đồng bộ 33 doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu xăng dầu. Nếu phát hiện doanh nghiệp đầu mối không thực hiện đúng chức năng thì dứt khoát xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ kinh doanh và rút giấy phép. Không có hiện tượng bao che, không cho qua chuyện", Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Lâm Đồng: 3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị phạt 110 triệu đồng
11:06' - 16/03/2022
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo duy trì việc cung ứng, bình ổn thị trường mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
-
Thị trường
Giá xăng dầu tăng cao, nhiều siêu thị nỗ lực "kìm giá" hàng hóa
10:49' - 16/03/2022
Trước diễn biến giá xăng dầu trong nước tăng cao, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã và đang nỗ lực "kìm giá" hàng hóa nhằm đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp nguồn cung thị trường xăng dầu trong dài hạn
09:53' - 16/03/2022
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão giá “xăng dầu” tại các công trình giao thông trọng điểm
17:53' - 15/03/2022
Giá xăng dầu tăng cao những ngày qua kéo theo giá cả của hầu hết các loại hàng hoá, đặc biệt là nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến, gây khó khăn cho nhà thầu thi công các dự án hạ tầng giao thông.
-
Ý kiến và Bình luận
Ứng phó với tác động của giá xăng dầu tăng cao
10:36' - 15/03/2022
Với việc giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao, việc sớm triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp là cần thiết để Việt Nam có thể giảm thiểu các tác động bất lợi từ sự tăng giá của nhiên liệu này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.