Nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải nhựa, phát triển kinh tế tuần hoàn
Ngày 1/12, Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam” do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) và PepsiCo Vietnam phối hợp tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai).
Với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động thu gom, tái chế, nhằm tăng tỷ lệ tái chế rác thải nhựa, phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, tại hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các yêu cầu cụ thể của Luật Môi trường 2022 và các Nghị định liên quan cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng.
Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm, các thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp và các công ty/nhà máy tái chế. Qua đó, đóng góp ý kiến thiết lập và phát triển ngành công nghiệp tái chế; thảo luận các phương án khả thi để doanh nghiệp có lộ trình thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Luật môi trường 2020.Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI Đà Nẵng nhận định, thời gian qua, vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế bền vững được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm, trong đó, có vấn đề giảm xả thải, xử lý rác thải nhựa.
Đặc biệt, thông qua việc triển khai các mô hình, giải pháp đã nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp, người dân về hạn chế sử dụng, thu gom, xử lý, tái chế rác thải nhựa. Tại các tỉnh Tây nguyên, vấn đề thu gom, xử lý rác thải nhựa cũng đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng, doanh nghiệp bằng việc triển khai một số mô hình thiết thực. Tuy nhiên, việc thu gom, quản lý, xử lý, tái chế rác thải nhựa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Vì vậy, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, tại khu vực Tây nguyên nói riêng trong việc quản lý và xử lý rác thải nhựa, hướng tới sản xuất và kinh doanh bền vững mà mục tiêu cuối cùng là để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường nhưng vẫn cân bằng được lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp. Các đại biểu đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp, chuyên gia tại hội thảo cũng đã chia sẻ với các doanh nghiệp nhiều nội dung liên quan đến các giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải, tăng cường tái chế. Điều này nhằm đạt được mục tiêu về môi trường mà không cần tăng thuế hay phí môi trường, chi phí... giúp doanh nghiệp có động lực thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, đảm bảo sự khép kín, tuần hoàn tài nguyên giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và chất thải sinh ra trong các hoạt động sản xuất.Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) chia sẻ, từ tháng 9/2022, Trung tâm Giáo dục và Phát triển đã tiến hành thu gom rác thải nhựa tại 1 trường đại học và 4 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội, mỗi tháng thu gom được 2,5 tấn rác thải nhựa.
Mô hình bước đầu tạo hiệu ứng tốt, bà Liên mong muốn thời gian tới sẽ nhận được hỗ trợ từ phía khối doanh nghiệp và các bên liên quan để tiếp tục mở rộng mô hình ở nhiều nơi. Từ đó, góp phần tạo ra nguồn rác thải nhựa sạch làm đầu vào cho các doanh nghiệp tái chế, đồng thời giảm lượng nhựa thải ra môi trường. Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu còn trao đổi về vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong việc tái chế rác thải nhựa và bảo vệ môi trường; các sáng chế thu gom tại cộng đồng và doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình thu gom đó như thế nào; chia sẻ các kinh nghiệm; cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tái chế hoặc tham gia vào hoạt động tái chế bằng các hình thức khác nhau. Đồng thời, góp ý về chế độ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm nhựa tái chế, quy chế hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm có hàm lượng nhựa tái chế; các chế tài đối với hành vi không thu gom, phân loại rác thải; việc xử lý rác thải… Ông Đỗ Đình Bằng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Gia Lai cho rằng rác thải nhựa tại Gia Lai chỗ nào cũng có thể đặt xưởng thu gom được, nhất là khu vực nông thôn, tại các dòng suối, kênh mương, hay chai lọ phân bón tại các nương rẫy. Đây là nguồn nguyên liệu để các doanh nghiệp có thể đầu tư lĩnh vực tái chế rác thải nhựa, không nhất thiết phải ở các đô thị. Dự án “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa" được tài trợ bởi Quỹ PepsiCo (PepsiCo Foundation) thông qua Tổ chức Give2Asia, do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với các đối tác tại Việt Nam thực hiện từ tháng 1/2020 - 12/2022. Dự án có hai mục tiêu là quản lý rác thải nhựa hiệu quả trong khu vực tư nhân thông qua các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và cải tiến công nghệ sản xuất và và tăng cường giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về môi trường và ô nhiễm rác thải nhựa/.>>>Công ty Bỉ thu hồi chất thải bệnh viện để tái chế thành nhựa
- Từ khóa :
- tái chế rác thải nhựa
- kinh tế tuần hoàn
- vcci
- gia lai
Tin liên quan
-
Đời sống
Canada cấm ống hút nhựa và túi nylon từ tháng 12
08:19' - 01/12/2022
Từ ngày 20/12 tới đây, việc sản xuất hoặc nhập khẩu hầu hết các túi hoặc ống hút bằng nhựa, cùng với que khuấy, dao kéo và hộp đựng thức ăn mang đi sẽ không còn hợp pháp ở Canada.
-
Kinh tế & Xã hội
Canon Việt Nam tiếp tục chương trình “Chung tay hành động vì môi trường”
16:28' - 30/11/2022
Chiều 30/11, Canon Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn Bắc Ninh tổ chức thành công chương trình “Chung tay hành động vì môi trường” với các em học sinh trường Tiểu học Lạc Vệ 1, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du.
-
Ô tô xe máy
VinES (Vingroup) và Li-Cycle công bố hợp tác tái chế pin toàn cầu
18:02' - 03/11/2022
Ngày 3/11, Công ty CP Giải pháp Năng lượng VinES (Vingroup) và Li-Cycle Holdings chuyên phục hồi tài nguyên, tái chế pin lithium-ion ở Bắc Mỹ, công bố quan hệ hợp tác toàn cầu về tái chế pin lithium.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.