Nâng chất lượng sản phẩm để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Trong xu thế mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp xuất khẩu đang ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài; đặc biệt là với các đối tác hợp tác ký kết theo Hiệp định thương mại tự do. Với chủ chương, chính sách hiện tại, Đảng và Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua việc chuyển đổi, nâng cấp mô hình kinh doanh, nâng tầm quản lý, quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Doanh nghiệp cũng rất đồng tình với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc ứng dụng công nghệ để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; trong đó ứng dụng mã số, mã vạch, ghi nhãn điện tử, giúp cho các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm, quản lý sản xuất, vận chuyển, bán hàng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, các yêu cầu mới cũng đặt ra bài toán cho doanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp nhằm quản lý dữ liệu hoàn chỉnh, tích hợp dữ liệu từ các bộ phận khác nhau từ sản xuất, kiểm tra chất lượng, kho bãi và phân phối. Với các thách thức lớn trong việc triển khai công nghệ, chi phí đầu tư tăng sẽ tạo áp lực tài chính và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này cũng dẫn đến hệ quả tất yếu là làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, về việc chi tiết hóa truy xuất nguồn gốc, ví dụ bao gồm cả thông tin chi tiết cơ sở bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, cũng sẽ tạo nên khó khăn khi ghi nhãn hàng hóa và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp đề xuất áp dụng theo lộ trình, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, cũng như có các hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp để triển khai một cách thuận lợi nhất, giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh. Bà Đào Thị Thu Huyền, Phó Giám đốc Bộ phận Đối ngoại, Công ty TNHH Canon Việt Nam chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng các quy định đối với hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước. Cụ thể như việc bắt buộc công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, không bắt buộc áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm, bắt buộc tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bắt buộc sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật, bắt buộc thể hiện các thông tin về chất lượng trên hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, bắt buộc đăng ký mã số mã vạch và áp dụng mã truy xuất nguồn gốc cùng với nhãn điện tử... cho thấy đang khắt khe hơn cả các nước tiên tiến nhất trên thế giới. Theo đó, vừa tăng thêm các thủ tục đăng ký để đáp ứng quy định, vừa phải đảm bảo bổ sung thêm nguồn nhân lực để triển khai; cũng như tăng thêm thời gian thực hiện. Tóm lại, sẽ khiến đội chi phí, tăng giá thành sản phẩm. Điều này là bất hợp lý trong bối cảnh sức mua của người tiêu dùng đang có xu hướng giảm do khủng hoảng kinh tế. Như vậy, sẽ khiến giảm doanh thu của doanh nghiệp, giảm thu ngân sách Nhà nước.... Khi nhu cầu thị trường giảm, các doanh nghiệp cũng sẽ giảm đầu tư và giảm năng lực sản xuất... sẽ tác động không nhỏ với tăng trưởng kinh tế đất nước. Vì thế, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, tạo tác động bất ổn khác cho xã hội... Đại diện phía Canon kiến nghị, Chính phủ cần sớm xem xét và thông qua những điều chỉnh về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính đang có và không tăng thêm những quy định mới, tương tự như các nước tiên tiến là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ.... Tuy nhiên, cần tích cực các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm quan hệ Việt Nam-Singapore: Tầm nhìn chiến lược
09:07' - 11/03/2025
Theo Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại bàng công nghệ thế giới “tề tựu” tại Việt Nam
07:55' - 11/03/2025
Việt Nam không thể tự mình phát triển, mà cần có sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới. Điều này vừa thực hiện phương châm “muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ
21:22' - 26/04/2025
Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng và Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban thường vụ 2 tỉnh Gia Lai, Bình Định họp chốt phương án sắp xếp
20:27' - 26/04/2025
Ngày 26/4, tại trụ sở Tỉnh ủy Bình Định, Ban Thường vụ hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã họp bàn để triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sát nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai
19:51' - 26/04/2025
Tỉnh Lào Cai mới sau khi hợp nhất có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2 (đạt 165,7% so với tiêu chuẩn quy định); quy mô dân số là 1.656.590 người (đạt 184% so với tiêu chuẩn quy định).
-
Kinh tế Việt Nam
Sau hợp nhất, Tuyên Quang sẽ là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới
19:50' - 26/04/2025
Chiều 26/4, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và triển khai kế hoạch Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Phúc
19:48' - 26/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 52/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33' - 26/04/2025
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38' - 26/04/2025
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22' - 26/04/2025
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35' - 26/04/2025
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.