Nặng gánh chi phí, doanh nghiệp xi măng giảm lãi
Tuy nhiên, với chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi chiếm tỷ lệ lớn trong cấu thành sản xuất xi măng đang làm “bào mòn” lợi nhuận doanh nghiệp ngành này.
*Chi phí đầu vào tăng cao Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), thị trường hàng hóa thế giới đã hình thành xu hướng tăng mạnh mẽ kể từ năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Điều này đã tác động lớn đến nhiều ngành kinh doanh đặc biệt là cấu trúc chi phí nguyên vật liệu đầu vào.Một số hàng hóa cơ bản như dầu mỏ, khí đốt, than đá đã tăng và lập đỉnh trong vòng nhiều năm trở lại đây. Trong khi than chiếm hơn 30% chi phí nguyên vật liệu và chiếm 18% chi phí sản xuất xi măng.
Nguyên nhân chính của đà tăng giá này đến từ hai yếu tố gồm: Nhu cầu phục hồi mạnh mẽ khi các nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường hậu đại dịch; nguồn cung hàng hóa trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng do đứt gãy chuỗi cung ứng bởi dịch COVID-19 và căng thẳng địa chính trị toàn cầu.
Việc các nước chạy đua để có được nguồn nhập khẩu than, vốn đang thiếu hụt do nhiều năm đầu tư vào các mỏ mới sụt giảm đã đẩy giá than thế giới lên mức kỷ lục mới trong năm nay. Giá than giao ngay tại cảng Newcastle của Australia - nhà cung cấp than chính cho châu Á - lần đầu tiên đạt mức 400 USD/tấn vào tháng 6/2022. Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index – chỉ số tổng hợp giá cả của 22 loại hàng hóa chính đã tăng mạnh trong 2 năm qua. Nếu chỉ tính riêng trong năm 2022, chỉ số này đã có thời điểm tăng mạnh nhất lên đến hơn 40%. Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), tiêu thụ xi măng ở thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu giảm mạnh do áp lực cạnh tranh gay gắt về giá và giá nhiên liệu than tăng quá cao. Tháng 7/2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 5,95 triệu tấn, giảm khoảng 27% so với tháng 7/2021; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,85 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Tính chung trong 7 tháng năm 2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 54,99 triệu tấn, giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 36,84 triệu tấn, giảm khoảng 3% cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu sản phẩm xi măng trong 7 tháng chỉ ước đạt 18,15 triệu tấn, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2021. Vụ Vật liệu xây dựng cho biết, hiện 7 tháng qua, cả nước tồn kho khoảng 5,9 triệu tấn, tương đương từ 25 - 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker. Trung Quốc, Philippines là 2 thị trường xuất khẩu xi măng, clinker chính của Việt Nam đều giảm nhập khẩu sản phẩm từ các nhà cung cấp Việt Nam trong nửa đầu năm 2022.Nguyên nhân do Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero-COVID”, cùng đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua.
Với thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao.
Vụ Vật liệu xây dựng thông tin, cuối tháng 6/2022, giá bán xi măng trong nước tăng từ 60.000 - 80.000 đồng/tấn tùy chủng loại, thương hiệu, do giá than tăng cao. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong khi giá thành sản xuất tăng mạnh, nhưng giá xuất khẩu sản phẩm xi măng không tăng làm các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt về giá. *Doanh nghiệp giảm lãi Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hà Tiên (mã chứng khoán: HT1) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2022 với ghi nhận tổng doanh thu đạt 2.525 tỷ đồng, tăng 10% so với quý I. Lãi sau thuế của doanh nghiệp đạt 136 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VICEM Hà Tiên đạt 4.597 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 52% so với cùng kỳ, về còn 160,7 tỷ đồng. Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2022 của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán: BCC), năm 2022 tiếp tục là một năm cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp xi măng do thị trường đang dư cung lớn so với cầu, nguồn cung xi măng duy trì ở mức cao khoảng 107 triệu tấn, trong khi nhu cầu xi măng trong nước chỉ khoảng 64 - 65 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu dự báo vẫn khó khăn, các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, dựng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận tải tăng cao... Cùng đó, nhu cầu sử dụng xi măng bao đang thấp hơn xi măng rời, làm giảm lợi thế về thương hiệu VICEM Bỉm Sơn, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất - kinh doanh. Thực thế quý II vừa qua, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có lợi nhuận trước thuế giảm tới 38,88%, tương ứng gần 48 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trước áp lực tăng chi phí đầu vào như giá than và xăng dầu, từ tháng 3 đến hết tháng 7, ngành xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán, với biên độ tăng cả 3 lần từ 220.000 - 270.000 đồng/tấn tùy từng thương hiệu. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa làm giảm bớt gánh nặng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, đã xuất hiện tình trạng một vài nhà máy phải dừng lò nghiền clinker do càng sản xuất càng lỗ. Ở góc nhìn tích cực, Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định, việc đẩy mạnh đầu tư công cũng là động lực giúp các doanh nghiệp xi măng có thể cải thiện kết quả kinh doanh từ mức nền thấp trong năm 2021.Đặc biệt, tại cuộc họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số bộ, ngành, cơ quan, địa phương mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu giải ngân toàn bộ trong tháng 12/2022 sẽ góp phần tiêu thụ lượng xi măng lớn.
Theo Công ty cổ phần Chứng Khoán KB Việt Nam, đầu tư công được kỳ vọng sẽ tạo động lực phục hồi cho nền kinh tế. Tổng cục thống kê ước tính, nếu đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP sẽ tăng thêm 0,058%, nên Chính phủ đã có các phương án quyết liệt hiệu quả hơn nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công và kịp thời xử lý các điểm nghẽn với mục tiêu đảm bảo hoàn thành giải ngân 100% theo kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước cũng linh hoạt hơn trong kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư với 2 cơ chế: Kiểm soát trước thanh toán sau; thanh toán trước kiểm soát sau, đồng thời rút ngắn thời gian thanh toán vốn, nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc giải ngân để không lỡ nhịp trong tiến trình phục hồi kinh tế và chấm dứt tình trạng dồn việc giải ngân vào cuối năm. Trên thị trường chứng khoán, cùng với kết quả kinh doanh không mấy tích cực và diễn biến đi xuống của thị trường chung, từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngành xi măng giảm mạnh. Theo đó, chốt phiên giao dịch ngày 12/8, HT1 có giá 16.650 đồng/cổ phiếu, giảm gần 30,3% so với chốt phiên giao dịch ngày đầu năm 4/1. Các mã khác như BCC giảm hơn 34,6%, BTS giảm 27,5%%, HOM giảm 20,2%.../.Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Chi phí đầu vào “làm khó” doanh nghiệp xi măng
18:25' - 25/07/2022
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xi măng thời gian qua quả không mấy khả quan.
-
Ngân hàng
BIDV thông báo bán đấu giá 10.000 m2 đất công nghiệp và nhà máy xi măng
10:00' - 21/07/2022
Đây là tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC), được DIC thế chấp tại BIDV Chi nhánh TP.HCM để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của DIC đối với ngân hàng.
-
Hàng hoá
Nguyên nhiêu liệu đầu vào tăng cao, sản xuất xi măng gặp khó
14:57' - 18/07/2022
Việc giá xăng, dầu, than... tiếp tục tăng cao khiến thị trường xuất khẩu clinker, xi măng gặp nhiều khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phần lớn đi xuống sau tín hiệu từ Mỹ
17:31'
Chốt phiên 26/11, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,9%, xuống 38.442 điểm, chỉ số Hang Seng ổn định ở mức 19.159,2 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 0,1%, xuống 3.259,76 điểm.
-
Chứng khoán
Tiền vẫn “dè dặt” vào chứng khoán, đà tăng duy trì nhờ cổ phiếu ngân hàng
16:24'
Dòng tiền vào thị trường yếu, nhưng nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng chỉ số có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp. Cùng đó, khối ngoại đã có 3 phiên mua ròng với giá trị ngày càng tăng.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 26/11
08:25'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm TCM, CTG và FPT.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm
07:53'
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch 25/11 do được hưởng lợi nhiều nhất từ lãi suất thấp và nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 25/11
10:17' - 25/11/2024
Hôm nay 25/11, có 2 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn. Đây là 2 mã cổ phiếu tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư gồm: KBC, MVN.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm
10:14' - 25/11/2024
Các TTCK châu Á đồng loạt tăng điểm sáng 25/11, sau khi nhà quản lý quỹ Scott Bessent được chọn làm Bộ trưởng Tài chính tiếp theo của Mỹ, người được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các thị trường.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: 14 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần này
09:50' - 25/11/2024
Trong tuần này từ ngày 25-29/11, có 14 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có những doanh nghiệp mà cổ phiếu là tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán như: BMI, BID, VSF...
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 25/11
09:08' - 25/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm HDG, VRE và MWG.
-
Chứng khoán
Nhận diện nguyên nhân chứng khoán có 1 năm biến động trong biên độ hẹp
10:53' - 24/11/2024
Thị trường chứng khoán đã có 1 năm biến động trong biên độ hẹp, dưới áp lực bán ròng đột biến của khối ngoại, áp lực tỷ giá, áp lực dòng tiền của nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn là bất động sản...