Nguyên nhiêu liệu đầu vào tăng cao, sản xuất xi măng gặp khó
Trong điều kiện nguồn than khó khăn, các đơn vị của VICEM đã nghiên cứu sử dụng than phẩm cấp thấp để đốt lò. Điều này tuy có ảnh hưởng đến năng xuất và tiêu hao nhiệt của lò song đã duy trì hoạt động liên tục của các lò nung clinker.
Nhờ đó, tổng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của VICEM trong 2 quý đầu của năm 2022 đạt 14,12 triệu tấn bằng 47% kế hoạch năm và bằng 95,6% cùng kỳ năm 2021; trong đó, tiêu thụ xi măng 12,775 triệu tấn bằng 49% kế hoạch năm, tăng 8% cùng kỳ năm trước; xuất khẩu đạt 1,682 triệu tấn bằng 41,9% kế hoạch năm và bằng 80,6% cùng kỳ 2021. Theo đó, tổng doanh thu của VICEM đạt 19.219 tỷ đồng bằng 51,2% kế hoạch năm, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 1.108,6 tỷ đồng bằng 51,7% kế hoạch năm và chỉ bằng 86,4% cùng kỳ; nộp ngân sách đạt 1.099 tỷ đồng bằng 56,3% kế hoạch năm, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng đó, VICEM đã thực hiện hiệu quả chương trình đốt rác thải, bùn thải làm nhiên, nguyên liệu thay thế. Riêng 2 quý đầu năm, lượng rác thải đã sử dụng tại 4 đơn vị của VICEM là 91.967 tấn, lượng bùn thải là 49.770 tấn, lượng tro, xỉ làm nguyên liệu điều chỉnh là 1,5 triệu tấn. Khối lượng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên đạt khoảng 49.089 tấn... Một trong những điểm sáng của VICEM trong năm 2022 là đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sửa chữa, cải tạo xử lý "nút thắt" dây chuyền; sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng cường sử dụng tro, xỉ, thạch cao nhân tạo, nhiên liệu thay thế; triển khai các giải pháp để ổn định nguồn than cho sản xuất. Về tiêu thụ, VICEM đã linh hoạt sử dụng chính sách bán hàng theo định hướng gia tăng chính sách gắn với tăng sản lượng. VICEM đã xây dựng nhiều giải pháp để đôn đốc các đơn vị đẩy mạnh phương án tiêu thụ tại khu vực miền Trung -Tây Nguyên. Đồng thời, thực hiện xuất khẩu ủy thác xi măng, clinker; tham vấn giá xuất khẩu, giới thiệu khách hàng nhập khẩu và hỗ trợ các đơn vị thành viên về điều kiện cần thiết. Tổng giám đốc VICEM Lê Nam Khánh cho biết, để đảm bảo các mục tiêu của năm, VICEM sẽ tăng cường theo dõi, giám sát vận hành và thực hiện các giải pháp đồng bộ về quản lý, điều hành sản xuất để khắc phục tồn tại, vướng mắc về công nghệ, thiết bị nhằm giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu. Bên cạnh đó, VICEM tiếp tục rà soát, đánh giá tổng thể tình trạng thiết bị, công nghệ của các dây chuyền sản xuất để đẩy nghiên cứu giải pháp cải tiến, cải tạo thiết bị trong dây chuyền để sử dụng than có phẩm cấp thấp trong sản xuất clinker nhằm đa dạng hóa nguồn than, giảm áp lực, đáp ứng cho sản xuất... Khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ theo dõi diễn biến của thị trường để xây dựng giải pháp thúc đẩy lưu thông hàng hóa; linh hoạt trong chính sách bán hàng để tăng sản lượng, thị phần tiêu thụ xi măng trong nước. Ngoài ra, VICEM chủ động bám sát biến động về nhu cầu nhập khẩu, thông tin thị trường để đề xuất giải pháp thực hiện xuất khẩu cho đơn vị thành viên; tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để đa dạng hóa khách hàng và nguồn xuất khẩu trong VICEM; nâng cao vai trò tư vấn xuất khẩu của VICEM cho các đơn vị thành viên để giảm thiểu rủi ro pháp lý, loại bỏ cạnh tranh nội bộ, đạt hiệu quả cao từ xuất khẩu. Hiện VICEM đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ chi tiết trên từng địa bàn và các giải pháp cụ thể; trong đó đầu tư nguồn lực cho tiêu thụ xi măng trong nước trên cơ sở hiệu quả (điều chỉnh chính sách bán hàng linh hoạt gắn liền gia tăng sản lượng) để tăng sản lượng xi măng, tăng thị phần, chuẩn bị thị trường cho năm 2023. Đối với thị trường xuất khẩu, VICEM xây dựng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để gia tăng sản lượng và phát triển thị trường xuất khẩu bền vững./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu xi măng gặp khó
15:59' - 05/07/2022
Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng phản ánh, với giá đầu vào tăng cao như hiện nay, nhất là giá than vừa tăng vừa khan hiếm nguồn cung thì càng sản xuất càng lỗ.
-
Hàng hoá
Nhiều doanh nghiệp xi măng tăng giá lần thứ 3 trong năm 2022
13:02' - 30/06/2022
Năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng; trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại sau đợt bán tháo
16:58' - 26/11/2024
Trong phiên 26/11 tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 15 xu Mỹ, hay 0,21%, lên 73,16 USD/thùng, trong khi giá ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 15 xu Mỹ, hay 0,22%, lên 69,09 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gỗ hứa hẹn vượt mục tiêu
16:07' - 26/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 14,6 tỷ USD, dần tiến gần mục tiêu được điều chỉnh từ hồi giữa năm 2024 là 15,2 tỷ USD.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
13:04' - 26/11/2024
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc chưa "mặn mà" với dầu thô Mỹ
11:21' - 26/11/2024
Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tập hợp đội ngũ năng lượng của mình với mục tiêu mở rộng sản xuất dầu khí trong nhiệm kỳ thứ hai, các đồng minh có thể sẽ phải chịu áp lực nhập khẩu dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao
08:12' - 26/11/2024
Việc ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
07:54' - 26/11/2024
Ngày 25/11, Israel cho biết sắp đạt được một lệnh ngừng bắn với lực lượng Hezbollah nhưng vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
17:03' - 25/11/2024
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á “neo” gần đỉnh hai tuần do căng thẳng địa chính trị
10:33' - 25/11/2024
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần kể từ cuối tháng 9/2024 trong tuần trước sau khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang.