Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Giải pháp nào để hiện thực hóa mục tiêu?
Sau hơn 20 hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định được vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Tuy nhiên trên bình diện các thị trường tài chính thế giới thì thị trường chứng khoán Việt Nam đang được xếp hạng là thị trường cận biên (Frontier Market), đây là mức thấp nhất. Thực tế cho thấy, câu chuyện nâng hạng thị trường không chỉ ở Việt Nam mà nhiều thị trường Frontier Market trên thế giới cũng đang nỗ lực được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market).
Vậy đến nay câu chuyện về nâng hạng thị trường ở Việt Nam đang được thực hiện ra sao? Những rào cản nào mà thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu nâng hạng và bao giờ thì việc nâng hạng được hoàn tất. Xoay quanh chủ đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
BNEWS: Thưa ông , ông có thể đánh giá khái quát về những diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay và diện mạo chung của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ?
Ông Vũ Chí Dũng: Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay ghi nhận nhiều mức tăng và tổng số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh thì đầu năm nay tăng khoảng 7 – 8%, với thị trường Hà Nội thì tăng 12% so với thời điểm cuối năm 2016.
Mức biến hóa thị trường đến thời điểm hiện nay tương đương mức 51% của GDP, là mức cao nhất từ khi thành lập thị trường đến nay và tăng 17,6% so với thời điểm cuối năm 2016. Điều đó khẳng định mối quan tâm của các nhà đầu tư, cũng như khẳng định việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán trong hệ thống tài chính, ngân hàng đã đi theo đúng hướng.
BNEWS: Thưa ông, có thể hiểu về câu chuyện xếp hạng thị trường là như thế nảo?
Ông Vũ Chí Dũng: Trên thế giới cũng có nhiều tổ chức xếp hạng thị trường. Việc xếp hạng thị trường là mục tiêu tiến tới tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào các thị trường để phân loại các thị trường, để xác định các mục tiêu và quy mô đầu tư vào từng loại thị trường khác nhau.
Việc phân loại thị trường hiện nay có 3 tổ chức trên thế giới phân loại thị trường, đó là: MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones. Ba tổ chức này, tựu chung lại đều phân loại các thị trường làm 3 loại.
Thứ nhất là thị trường phát triển (Develop market), thị trường thứ 2 là thị trường mới nổi (emerging market) và thị trường thứ 3 là thị trường tạm biên (frontier market). 3 phân loại thị trường này sẽ giúp c
ho các nhà đầu tư nước ngoài có được chính sách cho từng phân loại thị trường và phân bổ vốn cho từng phân loại thị trường.
BNEWS: Theo nhận định của các chuyên gia có rất nhiều rào cản cho việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông có thể chỉ ra những rào cản này và UBCKNN đã làm gì để có thể tháo gỡ những rào cản kể trên thưa ông ?
Ông Vũ Chí Dũng: Rào cản ở đây không phải là rào cản mới được lập ra, mà đó là những chính sách trước đây đã triển khai cho thị trường, cho nền kinh tế của Việt Nam.
Thứ nhất là mặt lưu chuyển vốn, tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn vào ra của các nhà đầu tư nước ngoài. Với chính sách của Việt Nam hiện nay thì đây là một vấn đề khá nhạy cảm vì thị trường ngoại hối đang được kiểm soát một cách chặt chẽ để bảo vệ giá trị đồng tiền Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào khía cạnh này thì cũng đánh giá là một phần chưa thuận lợi cho việc luân chuyển vốn vào ra cho họ. Thứ hai là tiếp cận về mặt thông tin vì ngôn ngữ quy định về mặt pháp luật đều sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong việc công bố thông tin và nhà đầu tư nước ngoài khi nhìn vào thị trường là phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin về mặt chính sách và tiếp cận thông tin cập nhật trên thị trường, đặc biệt là tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp công bố thông tin trên thị trường.
Tiếp đó là về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường. Chính sách về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có các quy định rất cụ thể thế nhưng về mặt tỉ lệ sở hữu còn phụ thuộc vào các quy định của từng ngành nghề, từng loại doanh nghiệp.
Để tháo gỡ những rào cản này, thứ nhất về mặt ngôn ngữ sử dụng, chúng tôi ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cũng đưa vào nghiên cứu trong việc sử dụng tiếng Anh đối với các doanh nghiệp quy mô lớn làm ngôn ngữ thứ 2 để công bố thông tin.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam tiếp cận được thông tin về mặt chính sách cũng như tiếp cận được thông tin cập nhật về sự phát triển của doanh nghiệp.
Chúng tôi cũng tích cực phối hợp, làm việc với Ngân hàng Nhà nước về những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về lưu chuyển vốn vào ra cho các nhà đầu tư.
Với tỉ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chúng tôi tích cực nghiên cứu cũng như đưa ra các giải pháp về nâng hạng tỉ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục để cụ thể hóa các loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ với mức tối đa trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
BNEWS: Nhiều chuyên gia cho rẳng, sẽ có những tác động từ việc nâng hạng đến quy mô các quỹ đầu tư và dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường. Ông có thể lý giải về câu chuyện này thế nào thưa ông ?
Ông Vũ Chí Dũng: Về việc nâng hạng thị trường, hay còn gọi là khơi thông nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của các ngân hàng lớn và ngân hàng nước ngoài lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khi nâng hạng thị trường, hay khi các điều kiện thị trường đạt đủ độ chín muồi, hoặc có sự cải thiện lớn trong hệ thống chính sách hay điều kiện thị trường, quy mô thị trường tăng lên về số lượng các doanh nghiệp trên thị trường tăng thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm nhiều hơn.
Với những điều đó thì sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng lên, nhìn nhận được thuận lợi trong việc đầu tư, những nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào thị trường và những sản phẩm mới là những kênh mới giúp nhà đầu tư nước ngoài xác định được các điểm đến đầu tư và điều đó tạo thuận lợi cho việc cổ phần hóa, đặc biệt là cổ phần hóa phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
BNEWS: Ông đánh giá thế nào về triển vọng của việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Vũ Chí Dũng: Hiện chúng tôi cũng tiếp cận được phản hồi khá tích cực từ tổ chức phân loại thị trường chứng khoán MSCI. Họ nhìn thấy những điểm rất tích cực trong việc đổi mới chính sách về quy mô và tính thanh khoản trên thị trường. Đây là nhìn nhận từ phía những người đánh giá.
Đó là nỗ lực từ phía Việt Nam, bên cạnh đó, đối với các tổ chức phân loại thị trường như thế, họ quan tâm thứ 2 là phải gặp gỡ, tiếp cận được với các nhà đầu tư là khách hàng của họ để nhìn trên khía cạnh của các nhà đầu tư là khách hàng của họ để đảm bảo tính khách quan. Nhưng về phía cơ quan quản lý, UBCK chúng tôi nhìn thấy rất nhiều điểm tích cực. Ở đây là từ nhìn nhận của tổ chức đánh giá MSCI.
PV: Xin cảm ơn ông !
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Kỳ vọng gì vào thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm?
14:47' - 15/07/2017
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động đầu tháng 8 được xem là điểm nhấn quan trong nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng cuối năm.
-
Chứng khoán
"Xúc tác" giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng
08:15' - 14/07/2017
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua 6 tháng đầu năm 2017 với những diễn biến rất tích cực. Cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều có sự tăng trưởng vượt bậc.
-
Chứng khoán
Báo cáo phát triển bền vững thúc đẩy "xanh hóa" thị trường chứng khoán
14:48' - 13/06/2017
Phát triển bền vững hiện nay đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tổ chức có trách nhiệm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trí Việt có chủ tịch mới
12:41'
Ông Bùi Minh Tuấn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người Đại diện pháp luật doanh nghiệp chính thức từ ngày 6/7/2022 thay cho ông Phạm Thanh Tùng.
-
Chứng khoán
5 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 7/7
08:38'
Ngày hôm nay 7/7, có 5 doanh nghiệp niêm yết giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: KDH, VPB, CLX, HPG, và DXL.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu khuyến nghị phiên giao dịch ngày 7/7
08:22'
Cổ phiếu nên quan tâm trong phiên 7/7 được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: VGI, DGC, PNJ, SKG.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên 6/7
07:46'
Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã nhắc lại việc họ sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất để giảm áp lực giá trong biên bản cuộc họp hồi tháng 6/2022.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á “đỏ lửa” phiên 6/7
17:47' - 06/07/2022
Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch ngày 6/7, giữa bối cảnh đồng USD leo lên mức cao nhất trong hai thập kỷ so với đồng euro.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 6/7: Thị trường diễn biến tiêu cực, VN-Index về dưới 1.150 điểm
17:06' - 06/07/2022
Đà giảm trong phiên giao dịch hôm nay một phần đến từ các cổ phiếu bluechips.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 của POW vượt 56% kế hoạch năm
09:49' - 06/07/2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã chứng khoán POW) ước đạt 1.159 tỷ đồng, vượt 56% kế hoạch cả năm 2022.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu khuyến nghị phiên giao dịch ngày 6/7
08:46' - 06/07/2022
Cổ phiếu nên quan tâm trong phiên 6/7 được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: BWE, TCB, FMC và PDR.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh trong phiên 5/7
08:05' - 06/07/2022
Chứng khoán Âu-Mỹ phiên 5/7 diễn biến có phần ngược chiều với khu vực châu Âu chìm sâu trong sắc đỏ, còn đồng euro lao dốc theo hướng ngang giá với đồng USD do lo ngại về suy thoái ngày một lớn.