Nâng tầm giá trị nông sản Việt
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, càng đòi hỏi các ngành hàng, lĩnh vực phải thích ứng nhanh, tận dụng tốt lợi thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất.
Những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là giải pháp quan trọng để nông sản Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp, sẽ giúp thay đổi phương thức sản xuất, rút ngắn thời gian và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp giải quyết nhiều thách thức đặc biệt là tình trạng khan hiếm nguồn lực như đất đai, lao động, năng lượng tự nhiên…. Công nghệ 4.0 dự báo sẽ tác động tới tất cả các khâu trong chuỗi giá trị của các mặt hàng nông sản từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu dùng. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được đưa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giai đoạn 2016-2020, Bộ đã công nhận 210 giống cây trồng, vật nuôi mới, 169 tiến bộ kỹ thuật.Các giống cây trồng, vật nuôi, chế phẩm sinh học, quy trình công nghệ mới... đã được chuyển giao áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế.
Điển hình như lúa, các giống lúa do Việt Nam chọn tạo đã được đưa vào sản xuất với gần 5 triệu ha, chiếm 65% diện tích gieo trồng lúa cả nước. Các giống cà phê đột phá về năng suất, đạt từ 2,5 - 3 tấn nhân/ha, cao gấp 3 lần so với năng suất cà phê thế giới. Hay giá trị gia tăng do khoa học công nghệ đóng góp cho ngành thủy sản rất nổi bật, điển hình là công nghệ chọn tạo và sản xuất cá tra, đưa sản lượng cá tra đạt trên 1 triệu tấn/năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học công nghệ đã có bước phát triển mới làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%; góp phần làm thay đổi tập quán canh tác và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.Ở nhóm sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ tạo sự đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc.
Xu hướng ứng dụng và đổi mới công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp đang ngày càng định hình và phát triển. Tại nhiều địa phương, công nghệ đã được áp dụng đồng bộ tại các doanh nghiệp, trang trại sản xuất tập trung với quy mô hàng chục ngàn ha. Công nghệ thông tin cũng được nhiều doanh nghiệp và người dân ứng dụng trong quản lý truy suất nguồn gốc, giám sát quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp hiện đang bắt đầu thử nghiệm ứng dụng các công nghệ hiện đại như: công nghệ máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân; sử dụng robot để gieo hạt... Việc ứng dụng công nghệ đang mở rộng áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước, mang lại hiệu quả và giá trị gia tăng cao. Để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao trong các lĩnh vực nông sản, thủy sản, chăn nuôi... đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, mặc dù chưa có một mô hình hoàn chỉnh về nông nghiệp 4.0 nhưng đã có ngày càng nhiều công nghệ 4.0 được đưa vào thử nghiệm và áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp và người dân đã quan tâm và cân nhắc lựa chọn sản phẩm, công nghệ phù hợp để ứng dụng vào sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững với môi trường. Đến nay, cả nước có 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại các tỉnh Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu; 8 khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án.Cấp địa phương, có 9 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 124 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do doanh nghiệp đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập và 45 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, cả nước cũng đã có trên 1.500 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và bền vững, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt, tỉnh Hải Dương cho biết, hợp tác xã xác định phải tập trung vào ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới gắn với sản xuất thủy sản an toàn.Vì vậy, hợp tác xã thường xuyên tìm tòi, thử nghiệm và áp dụng những công nghệ mới như: “ao nổi”, “sông trong ao”, biofloc. Cùng với đó, hợp tác xã kiểm soát quá trình sản xuất dựa trên tiêu chuẩn VietGAP để sản phẩm đạt an toàn. Đến nay, hợp tác xã đã có khoảng 120 ha nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ trên.
Còn ông Nguyễn Đăng Cường, Giám đốc Công ty TNHH Lucavi cho rằng, khoa học công nghệ không thiếu nhưng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại không đơn giản, nhất là với nông dân dám khởi nghiệp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ là vấn đề lớn và rất quan trọng. Trong thế giới phẳng tràn ngập thông tin về các công nghệ, khoa học kỹ thuật.Thông tin nhiều nhưng nông dân lại thiếu định hướng về khoa học mới. Chính bởi thế nên nông dân rất cần được hỗ trợ, định hướng về công nghệ, đặc biệt là khâu chế biến để nâng cao giá trị gia tăng. Việc định hướng làm sao để phù hợp với trình độ chuyên môn và phù hợp với nhận thức, điều kiện sản xuất thực tế.
Tuy đã có nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, chất lượng con giống để sản xuất thương phẩm đang tăng lên nhưng ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, chăn nuôi vẫn phải nâng cao chất lượng con giống, đảm bảo việc đưa con giống vào sản xuất là giống đã chọn lọc. Do đó, chăn nuôi cần thay đổi cách tiếp cận khoa học công nghệ để áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào trong các khâu của chăn nuôi. Chính sách cần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi về khoa học công nghệ, đặc biệt là doanh nghiệp được hưởng thụ một phần kinh phí nhà nước hỗ trợ để tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Với hội nhập, Việt Nam cần tăng cường trao đổi nguồn gen, giống, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cho rằng, để phát triển khoa học công nghệ cần đa dạng hóa nguồn vốn thông qua khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp cận nguồn lực.Các cơ quan chức năng cần sớm xác lập quyền tài sản như: nhà lưới, nhà màng, nhà kính… trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn; mở rộng các tiêu chuẩn để có thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, thời gian tới ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao kết quả các đề tài khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp vào sản xuất; xây dựng và hình thành các cụm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái, khuyến khích hình thành các cơ sở nghiên cứu, các viện gắn với doanh nghiệp. Cùng với đó là xây dựng các mô hình trình diễn về nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến hay cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp./.Tin liên quan
-
Thị trường
Trung Quốc hoàn thành 71% chỉ tiêu mua nông sản Mỹ
07:40' - 28/10/2020
Trong một tuyên bố, Chính phủ Mỹ nêu rõ Trung Quốc đã mua 23 tỷ USD nông sản của Mỹ, hoàn thành 71% mức mục tiêu đề ra trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
-
Thị trường
Long An đưa nông sản vào chuỗi giá trị sản xuất
10:22' - 27/10/2020
Hiện nay, đa số người tiêu dùng trên thế giới và cả những người tiêu dùng khó tính trong nước cũng đòi hỏi các loại nông sản phải được chứng minh nguồn gốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản tuần qua: Giá tiêu đồng loạt tăng
19:00' - 25/10/2020
Tuần qua (từ 19 đến 24/10), giá lúa ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ so với tuần trước. Giá cà phê cũng tăng nhẹ, nhưng giá tiêu có mức tăng khá mạnh trong tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản trong 9 tháng năm 2020 đạt trên 30 tỷ USD
17:35' - 15/10/2020
Năm 2020, trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh nhưng sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam, Ấn Độ có tiềm năng lớn trong hợp tác xuất khẩu nông sản
07:35' - 08/10/2020
Ấn Độ và Việt Nam có tiềm năng lớn thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.