Nền kinh tế số Indonesia bước vào quỹ đạo giảm tốc
Theo tờ The Jakarta Post, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Indonesia dự kiến sẽ giảm tốc trong những năm tới, giống như ở các quốc gia mới nổi khác trong khu vực ASEAN, trong bối cảnh các công ty công nghệ đang phải đối mặt với áp lực lợi nhuận sau nhiều năm tập trung vào tăng trưởng theo bề rộng.
Theo báo cáo thường niên “Kinh tế số Đông Nam Á” được Google, Temasek và Bain & Company công bố vào ngày 1/11 vừa qua, tổng giá trị hàng hóa bán ra trên sàn thương mại điện tử (GMV) của Indonesia được dự báo sẽ đạt 109 tỷ USD vào năm 2025, thấp hơn hơn mức dự báo 130 tỷ USD trong báo cáo hồi năm ngoái.
Trong khi đó, GMV của Đông Nam Á dự kiến sẽ dao động ở mức 295 tỷ USD vào năm 2025, giảm so với mức ước tính 330 tỷ USD trong báo cáo trước đó.
Ông Aadarsh Baijal, đối tác và người đứng đầu bộ phận kỹ thuật số thuộc văn phòng Bain & Company Đông Nam Á, bày tỏ kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng của GMV sẽ ít trầm lắng hơn trong thời gian dài, giữa lúc hầu hết các công ty sẽ trải qua quá trình điều chỉnh để phù hợp với chiến lược mới tập trung vào doanh thu và tạo ra lợi nhuận. Phát biểu họp báo tại văn phòng Google Indonesia ở Jakarta hôm 8/11, ông Baijal đánh giá: “Bất chấp các vấn đề kinh tế vĩ mô toàn cầu, việc các doanh nghiệp kỹ thuật số chuyển hướng hướng tới con đường dẫn đến lợi nhuận là một sự thay đổi lành mạnh. Về lâu dài, chúng ta sẽ thấy nhiều công ty làm điều tương tự hơn”. Cũng tại họp báo, Giám đốc điều hành Google Indonesia, ông Randy Jusuf, khẳng định: “Một khi chúng ta giải quyết được vấn đề này, một môi trường kinh doanh kỹ thuật số lành mạnh hơn sẽ thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số”. Giám đốc bộ phận kinh tế kỹ thuật số của Trung tâm Nghiên cứu Luật pháp và Kinh tế (CELIOS) Nailul Huda cũng cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia thực sự sẽ phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự đoán của mọi người, phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia trong vài năm tới.Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Indonesia được dự báo sẽ dao động ở mức 4,9% trong cả năm 2023 và 2024, chậm hơn nhiều so với mức tăng trưởng thực tế đạt 5,3% vào năm ngoái.
Ông Krisna Gupta, thành viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Indonesia (CIPS), nhận định rằng sự sụt giảm dự kiến này là do các yếu tố phi kỹ thuật số, bao gồm các chính sách của chính phủ và tình trạng bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, ông Gupta khẳng định rằng điều đó không phải là "ngày tận thế" đối với lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số, lưu ý rằng các ngành khác vẫn đang phục hồi. Nguồn vốn tài trợ tư nhân ở Đông Nam Á đã rơi xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua trong bối cảnh chi phí vốn tăng cao và áp lực lợi nhuận gia tăng cùng nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp của Indonesia, nguồn vốn tài trợ tư nhân đã giảm 87% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 0,4 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Ông Roderick Purwana, đối tác quản lý của quỹ đầu tư mạo hiểm East Ventures, nói: “Chúng tôi tin rằng xu hướng tài trợ đã ổn định ở mức cơ bản. Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ các nhà lãnh đạo toàn cầu, đặc biệt là ở Mỹ, để đánh giá xem thị trường đang chạm đáy hay đi ngang”. Theo báo cáo, các quỹ Đông Nam Á có tỷ lệ hoàn vốn thấp hơn đáng kể so với số vốn bỏ ra, cho thấy khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các quỹ ra mắt trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 ở Đông Nam Á đạt lợi nhuận trên vốn đầu tư là 4%, thấp hơn nhiều so với so với mức 40% ở Mỹ, 20% ở châu Âu, 10% ở Ấn Độ và 50% ở Trung Quốc. Ông Roderick, người có lịch sử đầu tư vào thị trường Indonesia từ năm 2009, lưu ý rằng “không còn gì đáng ngạc nhiên” khi các nhà đầu tư đạt lợi nhuận thấp, nhưng nếu so sánh theo tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), mức cơ sở vẫn tương đối cao.Theo ông Roderick, khoảng 40% công ty trong danh mục đầu tư tăng trưởng của East Ventures có chỉ số EBITDA (lợi nhuận của một doanh nghiệp trước khi trừ đi các loại chi phí lãi vay, khấu hao và thuế thu nhập) ở mức dương. Một số danh mục đầu tư đã cho thấy những con đường rõ ràng dẫn đến lợi nhuận sau năm 2025.
Ông Tan Yinglan, Giám đốc điều hành của quỹ đầu tư mạo hiểm Insignia Ventures, cho rằng lợi nhuận thấp phản ánh “sự trưởng thành của thị trường và quy mô tiềm năng của kết quả”. Điều này sẽ mang đến cơ hội cho các quỹ đầu tư mạo hiểm tiếp sức cho các công ty tốt nhất trong khu vực trong bối cảnh “mùa Đông công nghệ”. Edward Ismawan Chamdani, Giám đốc tài chính của Hiệp hội khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm Indonesia (Amvesindo), cho biết hầu hết các quỹ đầu tư mạo hiểm đã khuyên các công ty trong danh mục đầu tư của mình chuẩn bị trước dòng tiền từ đầu năm 2022 trong bối cảnh có những thách thức về nguồn vốn, với mục đích có thể tồn tại mà không cần nguồn tài trợ mới trong ít nhất 24 tháng. Tuy nhiên, ông Chamdani nhấn mạnh rằng Indonesia vẫn “hấp dẫn đầu tư”, đặc biệt khi xét đến môi trường kinh tế và chính trị tương đối ổn định. Về phần mình, ông Roderick cho biết Indonesia vẫn được kỳ vọng sẽ vượt mức trung bình và đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế số khu vực.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế số thay đổi tư duy doanh nghiệp Ninh Bình
12:01' - 08/11/2023
UBND tỉnh Ninh Bình cùng các cấp ủy Đảng đang thúc đẩy phong trào chuyển đổi số trong cộng đồng người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Ninh thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn
12:01' - 07/11/2023
Chuyển đổi số trong từng công đoạn sản xuất, kinh doanh, tiếp cận khách hàng đang là xu thế tất yếu trong các ngành và nông nghiệp cũng không ngoại lệ.
-
Công nghệ
Kinh tế số đóng góp hơn 17% GDP của Singapore
09:28' - 07/10/2023
Cơ quan quản lý truyền thông quốc gia Singapore ngày 6/10 công bố, nền kinh tế số của Singapore đã đóng góp 106 tỷ SGD, tương đương 17,3% GDP năm 2022 và tạo ra hơn 200.000 việc làm ở mảng công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này