Nền kinh tế số một châu Âu lại suy thoái
Số liệu của Destatis cho thấy, năm 2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm 0,3% so với năm 2022. Như vậy sau năm đầu tiên đại dịch COVID-19 bùng phát (năm 2020), đây là lần suy giảm thứ hai của nền kinh tế Đức trong thập kỷ này. Tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất tăng và nền kinh tế toàn cầu suy yếu là những nguyên nhân chính khiến kinh tế Đức suy giảm.
Lạm phát cao làm giảm sức mua của các hộ gia đình tư nhân, do đó kìm hãm tiêu dùng - một trụ cột quan trọng của nền kinh tế đầu tàu châu Âu. Để chống lại lạm phát cao, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhiều lần tăng lãi suất, đưa mức lãi suất lên cao nhất trong lịch sử. Điều này ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành xây dựng. Nhu cầu mua nhà của người dân Đức sụt giảm mạnh do chi phí tài chính đắt đỏ.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu của Đức lại bị ảnh hưởng lớn do nền kinh tế toàn cầu yếu. Nhu cầu của thế giới về hàng hóa Đức giảm, gây áp lực lớn đối với các nhà sản xuất nước này.
Các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Đức, đặc biệt là Trung Quốc, đã phải vật lộn với những khó khăn lớn. Kết quả là nhập khẩu của Đức giảm 3,0% và xuất khẩu giảm 1,8% trong năm ngoái.
Ngoài ra còn có những bất ổn địa chính trị dai dẳng, từ xung đột tại Ukraine (U-crai-na), Trung Đông đến các căng thẳng khác. Những bất ổn này đã và đang tiếp tục đe dọa chuỗi cung ứng, đặc biệt là tuyến đường biển quan trọng qua Biển Đỏ.
Triển vọng tăng trưởng trong năm mới vẫn còn mù mịt. Chuyên gia kinh tế Laura Pagenhardt tại Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) cho biết nhiều doanh nghiệp Đức đang gặp khó khăn lớn và đang trì hoãn các kế hoạch đầu tư mới. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu đầu tư yếu, đặc biệt là trong năm mới 2024. Viện DIW dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Đức trong năm 2024 chỉ ở mức 0,6%. Một số chuyên gia kinh tế khác thậm chí bi quan hơn. Nhà kinh tế trưởng Jörg Krämer của ngân hàng Commerzbank dự báo kinh tế Đức sẽ tiếp tục suy giảm 0,3% trong năm 2024.
Cũng theo Destatis, năm 2023 cũng là năm rất khó khăn với ngân sách liên bang. Chi phí lãi vay cao hơn, các khoản viện trợ năng lượng lớn và nhiều khoản chi khác đã đẩy mức thâm hụt ngân sách vào tình trạng "báo động đỏ". Theo đánh giá sơ bộ, bội chi ngân sách của Đức đã tăng 82,7 tỷ euro, tương ứng với mức thâm hụt 2,0% GDP.
Hầu hết các chuyên gia đều kỳ vọng khoản thâm hụt sẽ giảm trong năm nay. Giá cả và tiền lương cao hơn cũng có thể góp phần tăng nguồn thu từ thuế. Viện Kinh tế thế giới Kiel (IfW) dự báo thâm hụt ngân sách năm 2024 ở mức tương đương 0,9% GDP và sẽ giảm xuống 0,7% GDP vào năm 2025.
- Từ khóa :
- Đức
- kinh tế Đức
- châu Âu
- kinh tế châu Âu
Tin liên quan
-
Bất động sản
Mục tiêu xây dựng 400.000 ngôi nhà mới/năm của Đức khó thành
07:30' - 15/01/2024
Trong nhiều năm qua, lĩnh vực bất động sản ở Đức và nhiều nước khác ở châu Âu phát triển nóng do lãi suất thấp và nhu cầu mạnh mẽ.
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Đức mất khả năng thanh toán tiếp tục tăng
07:36' - 13/01/2024
Nền kinh tế suy giảm và lãi suất ngân hàng cao là nguyên nhân chính khiến nhiều công ty Đức rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán kể từ những tháng cuối năm 2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức: Đình công khiến giao thông công cộng hỗn loạn
17:23' - 10/01/2024
Hệ thống giao thông công cộng của Đức tiếp tục rơi vào tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng do cuộc tổng đình công kéo dài 3 ngày của các nhân viên lái tàu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.